Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác
Ngày đăng: 12/03/2014

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Theo một số chủ tàu, trung bình chi phí cho mỗi chuyến đánh bắt cá ngừ hiện nay (tính luôn cả tiền mua mồi câu) chi phí phải tốn trên trăm triệu đồng.

Trong khi đó, giá cá lại không hề tăng so với năm ngoái. Hơn nữa, phần lớn các chủ tàu đều ứng tiền trước từ các đầu nậu để lo phí tổn ra khơi. Cá vô bờ, không bán cho họ thì khó bán cho người khác, buộc lòng phải chịu cảnh ép giá. Các trường hợp không ứng tiền trước, ngư dân cũng vẫn phải theo giá đó mà bán, không thể khác được.

“Khi cá vào cảng, lúc sản lượng ít lại được giá cao, trong khi sản lượng nhiều thì giá cá lại thấp, do các đầu nậu, chủ vựa chi phối, gây rất nhiều khó khăn, chúng tôi cảm thấy không yên tâm” - Một ngư dân tại cảng cá Hòn Rớ chia sẻ.

Lâu nay, vẫn biết giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn lên xuống là chuyện bình thường. Song nếu bà con đem cá đi bán ngoài tỉnh cũng chẳng được vì các đầu nậu đã liên kết, thống nhất giá cá với nhau. Thường vào đầu mùa, các đầu nậu mua cá với giá cao, có khi lên tới gần 100.000 đồng/kg.

Các tàu đang ở ngoài khơi dù chưa đánh bắt được nhiều cũng vội vã chạy vào. Đến khi cá vô bờ nhiều thì các đầu nậu lập tức hạ giá, thậm chí có thời điểm chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg như đầu năm 2013. Do vậy tâm trạng của những chủ tàu đánh bắt cá ngừ luôn phập phồng lo âu. Nếu không ra khơi thì không có tiền trả lãi vay.

Còn ra khơi mà lỗ thì những chuyến biển sau sẽ khó tìm nhân công, thuyền viên. Mặt khác, cách bảo quản cá ngừ đại dương hiện nay của ngư dân còn rất lạc hậu, nên chất lượng không tốt, dẫn đến cá ướp cũng không đạt chất lượng. Khi bán, số cá này dễ bị loại ra hoặc mua với giá thấp hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Đẩu - Chi Cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho biết: “Trong đầu năm, lượng cá ngừ về nhiều, các nhà thu mua, sản xuất cũng như chế biến có sự điều chỉnh giá, tuy nhiên nhiều khi điều chỉnh giá cá thấp.

Về phía Chi cục, Sở Nông nghiệp nhiều lần mời các doanh nghiệp cùng với Hội nghề cá đã có sự bàn bạc để làm sao các doanh nghiệp xuất khẩu, cở sở chế biến có lãi, ngư dân đánh bắt cũng bán được giá cá ngừ hợp lý, tránh tổn thất.”

Về chất lượng cá ngừ khi về cảng cũng rất khó xác định, các đầu nậu thường o ép, hạ chất lượng cá để thu mua với giá rẻ, ngư dân buộc phải chấp nhận. Về mặt chất lượng cũng như giá cả, từ trước đến nay chưa có quy định và kiểm soát rõ ràng.

Do đó mong muốn của ngư dân hiện nay cần có sự quản lý hiệu quả từ khâu đánh giá chất lượng, thu mua sau khai thác của các ngành chức năng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển, bám ngư trường.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

22/06/2012
Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

16/07/2012
Cà Mau: Nuôi Cá Sấu Mắc Nợ Cà Mau: Nuôi Cá Sấu Mắc Nợ

Khoảng hai năm trở lại đây nhiều nông dân Cà Mau ồ ạt đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi cá sấu. Nhưng giấc mơ đổi đời đã thất bại, sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.

20/03/2012
Kinh Nghiệm Trồng Chuối Theo GAP Của Philippines Kinh Nghiệm Trồng Chuối Theo GAP Của Philippines

Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.

04/10/2012
Nuôi Hải Sản Với Ao Chắn Ven Biển Ở Bình Thuận Nuôi Hải Sản Với Ao Chắn Ven Biển Ở Bình Thuận

Mỗi khi mùa mưa bão về, các ngư dân huyện đảo Phú Quý phải “di dời” cá mú lồng bè tránh bão. Để đối phó, ngư dân Dương Thanh Phong – xã Long Hải (Bình Thuận) đã có ý tưởng xây ao chắn quanh bờ biển để nuôi trồng hải sản. Không những tiết kiệm đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn giúp ngư dân yên tâm vào mùa mưa bão.

03/06/2012