Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác
Ngày đăng: 12/03/2014

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Theo một số chủ tàu, trung bình chi phí cho mỗi chuyến đánh bắt cá ngừ hiện nay (tính luôn cả tiền mua mồi câu) chi phí phải tốn trên trăm triệu đồng.

Trong khi đó, giá cá lại không hề tăng so với năm ngoái. Hơn nữa, phần lớn các chủ tàu đều ứng tiền trước từ các đầu nậu để lo phí tổn ra khơi. Cá vô bờ, không bán cho họ thì khó bán cho người khác, buộc lòng phải chịu cảnh ép giá. Các trường hợp không ứng tiền trước, ngư dân cũng vẫn phải theo giá đó mà bán, không thể khác được.

“Khi cá vào cảng, lúc sản lượng ít lại được giá cao, trong khi sản lượng nhiều thì giá cá lại thấp, do các đầu nậu, chủ vựa chi phối, gây rất nhiều khó khăn, chúng tôi cảm thấy không yên tâm” - Một ngư dân tại cảng cá Hòn Rớ chia sẻ.

Lâu nay, vẫn biết giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn lên xuống là chuyện bình thường. Song nếu bà con đem cá đi bán ngoài tỉnh cũng chẳng được vì các đầu nậu đã liên kết, thống nhất giá cá với nhau. Thường vào đầu mùa, các đầu nậu mua cá với giá cao, có khi lên tới gần 100.000 đồng/kg.

Các tàu đang ở ngoài khơi dù chưa đánh bắt được nhiều cũng vội vã chạy vào. Đến khi cá vô bờ nhiều thì các đầu nậu lập tức hạ giá, thậm chí có thời điểm chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg như đầu năm 2013. Do vậy tâm trạng của những chủ tàu đánh bắt cá ngừ luôn phập phồng lo âu. Nếu không ra khơi thì không có tiền trả lãi vay.

Còn ra khơi mà lỗ thì những chuyến biển sau sẽ khó tìm nhân công, thuyền viên. Mặt khác, cách bảo quản cá ngừ đại dương hiện nay của ngư dân còn rất lạc hậu, nên chất lượng không tốt, dẫn đến cá ướp cũng không đạt chất lượng. Khi bán, số cá này dễ bị loại ra hoặc mua với giá thấp hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Đẩu - Chi Cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho biết: “Trong đầu năm, lượng cá ngừ về nhiều, các nhà thu mua, sản xuất cũng như chế biến có sự điều chỉnh giá, tuy nhiên nhiều khi điều chỉnh giá cá thấp.

Về phía Chi cục, Sở Nông nghiệp nhiều lần mời các doanh nghiệp cùng với Hội nghề cá đã có sự bàn bạc để làm sao các doanh nghiệp xuất khẩu, cở sở chế biến có lãi, ngư dân đánh bắt cũng bán được giá cá ngừ hợp lý, tránh tổn thất.”

Về chất lượng cá ngừ khi về cảng cũng rất khó xác định, các đầu nậu thường o ép, hạ chất lượng cá để thu mua với giá rẻ, ngư dân buộc phải chấp nhận. Về mặt chất lượng cũng như giá cả, từ trước đến nay chưa có quy định và kiểm soát rõ ràng.

Do đó mong muốn của ngư dân hiện nay cần có sự quản lý hiệu quả từ khâu đánh giá chất lượng, thu mua sau khai thác của các ngành chức năng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển, bám ngư trường.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Tuy An (Phú Yên) Thực Hiện 2 Mô Hình Thủy Sản An Toàn Sinh Học Huyện Tuy An (Phú Yên) Thực Hiện 2 Mô Hình Thủy Sản An Toàn Sinh Học

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

09/02/2015
Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang) Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

09/02/2015
Nuôi Dê Trên Núi Hòn Hèo Nuôi Dê Trên Núi Hòn Hèo

Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.

09/02/2015
Trồng Khoai Tây Sinora Cho Thu Lãi Gần 1,8 Triệu/sào Trồng Khoai Tây Sinora Cho Thu Lãi Gần 1,8 Triệu/sào

Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.

09/02/2015
Cầu, Sung, Dừa, Đủ... Hốt Bạc! Cầu, Sung, Dừa, Đủ... Hốt Bạc!

Chị Nguyễn Thị Bích Như - một nhà vườn trồng bưởi ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành - phấn khởi: “Nhà tôi trồng gần 50 công bưởi xen canh với cam. Với giá bán cao như hiện nay, gia đình tôi và bà con lối xóm sẽ được đón cái Tết tươm tất sau nhiều năm bưởi rớt giá thê thảm”.

09/02/2015