Vận Chuyển Tôm Sống Không Cần Nước

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.
Tôm sống là sản phẩm khá phổ biến trên thị trường do có giá thành cao hơn và chi phí chế biến thấp. Theo quy định của Mỹ, các sản phẩm ở dạng tươi sống phải đáp ứng được các quy định tối thiểu.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Mỹ, không có nhiều tôm sống và phương pháp vận chuyển tôm sống trong nước thường có giá cao do trọng lượng của nước lớn.
Vì vậy, David D.Kuhn nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia đã nghiên cứu cách vận chuyển tôm sống mà không cần nước. Đầu tiên, tôm được làm mát theo nhiệt độ bảo quản nhất định, sau đó được đóng gói bằng các vật liệu khác nhau và ủ ấm trở lại (để tái thích nghi) tại nơi tiêu thụ. Kuhn sử dụng giấy, mùn cưa hoặc bột gỗ làm vật liệu đóng gói.
Nghiên cứu cho thấy tôm được vận chuyển tốt nhất với vật liệu đóng gói là bột gỗ ở nhiệt độ 15 độ C. Tỉ lệ thích nghi và tái thích nghi sau vận chuyển nhanh hơn nhiều so với các báo cáo trước đó.
Về mặt lâu dài, Kuhn cho biết nghiên cứu cần triển khai ở thời điểm khác nhau trong năm và cũng cần tìm hiểu kỹ hơn sức khỏe của tôm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện Việt Nam đã có 5 DN chế biến cá tra xuất khẩu có vùng nuôi cá tra được thẩm định theo tiêu chuẩn Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) quốc tế.

Doanh nghiệp bảo hiểm thì than thua lỗ, thậm chí vướng phải hiện tượng chưa nhiều nhưng đau đầu là nông dân tìm cách trục lợi qua bồi thường bảo hiểm; nông dân được bảo hiểm thì nói công ty bảo hiểm tìm cách làm khó trong bồi thường, thậm chí ngưng bán hợp đồng bảo hiểm do e ngại rủi ro…

Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng ong lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..

Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.