Vận Chuyển Tôm Sống Không Cần Nước

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.
Tôm sống là sản phẩm khá phổ biến trên thị trường do có giá thành cao hơn và chi phí chế biến thấp. Theo quy định của Mỹ, các sản phẩm ở dạng tươi sống phải đáp ứng được các quy định tối thiểu.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Mỹ, không có nhiều tôm sống và phương pháp vận chuyển tôm sống trong nước thường có giá cao do trọng lượng của nước lớn.
Vì vậy, David D.Kuhn nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia đã nghiên cứu cách vận chuyển tôm sống mà không cần nước. Đầu tiên, tôm được làm mát theo nhiệt độ bảo quản nhất định, sau đó được đóng gói bằng các vật liệu khác nhau và ủ ấm trở lại (để tái thích nghi) tại nơi tiêu thụ. Kuhn sử dụng giấy, mùn cưa hoặc bột gỗ làm vật liệu đóng gói.
Nghiên cứu cho thấy tôm được vận chuyển tốt nhất với vật liệu đóng gói là bột gỗ ở nhiệt độ 15 độ C. Tỉ lệ thích nghi và tái thích nghi sau vận chuyển nhanh hơn nhiều so với các báo cáo trước đó.
Về mặt lâu dài, Kuhn cho biết nghiên cứu cần triển khai ở thời điểm khác nhau trong năm và cũng cần tìm hiểu kỹ hơn sức khỏe của tôm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay nông dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An không chỉ trồng dưa hấu, dưa chuột, mà còn trồng dưa lê với diện tích khá lớn. Theo người dân ở đây, dưa lê cũng là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận khá.

Có dịp tới thăm mô hình trồng chanh tứ mùa của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức Chính thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Hàng trăm gốc chanh mọc san sát không chỉ phủ xanh nhiều ha đất mà còn đem đến niềm hy vọng cho nhiều nông dân về một mô hình mới, hiệu quả.

Nhìn 4.000 gốc cam sành được 1 năm tuổi đang phát triển tốt, bắt đầu cho trái, ông Ba Giang (Lê Trường Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) không giấu được niềm vui. Ông Ba Giang chia sẻ, trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao thấy ham nên năm rồi 2 ha đất ruộng ông không trồng lúa nữa mà cuốc giồng, kê liếp trồng cam. 1 năm nữa, mấy ngàn gốc cam này sẽ bắt đầu cho thu hoạch.

Nhiều nhà vườn tại Đông Nam bộ đang khóc ròng vì chôm chôm bước vào vụ mùa chưa lâu nhưng giá đã giảm mạnh.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn là tôm (năm 2014 chiếm khoảng 50%) đã có sự sụt giảm khá mạnh (khoảng 28%), đạt 1,3 tỷ USD.