Vân Canh tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò
Từ nguồn vốn 30a do Sở LĐ-TB&XH hỗ trợ,Trạm Khuyến nông huyện triển khai thực hiện mô hình từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 9.2015, tại 5 hộ nghèo ở xã Canh Hiển với quy mô mỗi hộ 2 con.
Mỗi hộ được hỗ trợ 50% tiền mua bò và 100% tiền mua thức ăn tinh.
Các chủ hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bò. Sau 3 tháng vỗ béo, mỗi con bò tăng trọng lượng bình quân 93 kg (cân hơi, tương đương 1.041 gam/ngày, vượt 341gam/ ngày so kế hoạch), sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân trên 2,5 triệu đồng/con.
Mô hình này đã giúp cho người chăn nuôi nói chung và hộ nghèo ở xã Canh Hiển nói riêng hiểu rõ lợi ích của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đặc biệt là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo.
Xây dựng khẩu phần thức ăn tối ưu đảm bảo thu được lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; từ đó vận động nhân dân trong xã thực hiện vỗ béo bò, đặc biệt là hộ nghèo, giúp họ mở hướng làm ăn mới thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, nghề nuôi tôm công nghiệp.

Qua tìm hiểu, tôm càng xanh có nguồn dinh dưỡng rất cao, được thị trường ưa chuộng hơn so với một số loại thủy sản nước ngọt khác, gia đình anh Phan Văn Phụng.

Một doanh nhân người Singapore đã phát triển một mô hình nuôi trồng thủy sản mới mà ông gọi là “mô hình nuôi dọc”

Sau thời gian thua lỗ với tôm, ông Định Vũ Hải, 48 tuổi, ở TP Bạc Liêu, chuyển sang nuôi ốc hương ứng dụng công nghệ cao, lãi tiền tỷ mỗi vụ.

Sáng 21/2, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải; Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử.