Vân Canh tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò
Từ nguồn vốn 30a do Sở LĐ-TB&XH hỗ trợ,Trạm Khuyến nông huyện triển khai thực hiện mô hình từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 9.2015, tại 5 hộ nghèo ở xã Canh Hiển với quy mô mỗi hộ 2 con.
Mỗi hộ được hỗ trợ 50% tiền mua bò và 100% tiền mua thức ăn tinh.
Các chủ hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bò. Sau 3 tháng vỗ béo, mỗi con bò tăng trọng lượng bình quân 93 kg (cân hơi, tương đương 1.041 gam/ngày, vượt 341gam/ ngày so kế hoạch), sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân trên 2,5 triệu đồng/con.
Mô hình này đã giúp cho người chăn nuôi nói chung và hộ nghèo ở xã Canh Hiển nói riêng hiểu rõ lợi ích của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đặc biệt là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo.
Xây dựng khẩu phần thức ăn tối ưu đảm bảo thu được lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; từ đó vận động nhân dân trong xã thực hiện vỗ béo bò, đặc biệt là hộ nghèo, giúp họ mở hướng làm ăn mới thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.