Vải thiều vào Pháp hai khó khăn chính

Vải thiều được người tiêu dùng Pháp ưa thích. Với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, vải thiều Việt Nam có thể cạnh tranh tốt với vải xuất xứ từ Nam Phi, Madagasca hay Thái Lan. Với những tín hiệu khả quan về tiêu thụ, dự báo cả mùa vải năm 2015, lượng vải thiều Việt Nam có thể tiêu thụ khoảng 2 tấn tại Paris. Nếu có thể vận chuyển vải thiều tới các thành phố lớn khác như Lyon, Marseille, Bordeaux... thì tổng lượng tiêu thụ có thể lên tới 8 tấn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Cường- Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Pháp- vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang Pháp hiện có 2 khó khăn chính.
Thứ nhất, khoảng cách địa lý xa xôi, vải thiều phải vận chuyển bằng đường không, cước phí rất lớn, lợi nhuận kỳ vọng của nhà nhập khẩu không cao. Nếu có công nghệ bảo quản kéo dài độ tươi của vải thiều lên ít nhất 5 tuần để vận chuyển bằng đường biển thì giá bán có thể cạnh tranh và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Thứ hai, để được chấp nhận nhập khẩu vào Pháp, vải thiều phải được xử lý khử trùng và bảo quản bằng phương pháp xông khí SO2 với liều lượng phù hợp với quy định của EC về an toàn thực phẩm. Phương pháp này mới được ông Michel Pierre, tiến sĩ- kỹ sư canh nông Pháp - áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam đối với chuyến vải thiều thử nghiệm vừa qua. Ông Michel Pierre đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức 2 khóa tập huấn chuyển giao kỹ thuật khử trùng tại Bắc Giang và Hải Dương đầu tháng 6/2015. Hy vọng thời gian tới, phương pháp này sẽ được áp dụng nhiều hơn nhằm tạo thuận lợi nhất cho vải thiều vào thị trường Pháp.
Thống kê cho thấy, nhu cầu vải thiều tại Pháp lên cao nhất vào dịp Lễ Giáng sinh và đón năm mới. Nhưng các siêu thị Pháp còn khá e dè với vải thiều Việt Nam. Công ty Thanh Bình Jeune của ông Ngô Minh Đường- Việt kiều Pháp- đã đi tiên phong đưa vải thiều vào thị trường Pháp là nhờ có số lượng khách hàng đông đảo trong cộng đồng Việt kiều và một số lượng khách hàng đáng kể là người Pháp đã từng đi du lịch Việt Nam. Thành công bước đầu của Công ty Thanh Bình Jeune có thể cuốn hút các tập đoàn bán lẻ của Pháp có hệ thống siêu thị rộng lớn hơn như Casino, Carrefour, Auchan... nhập khẩu vải thiều Việt Nam trong mùa vải năm 2016.
Để vải thiều Việt Nam thâm nhập và trụ vững tại thị trường Pháp, những năm tới, doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc tiêu chuẩn tương đương (EuroGAP, VietGap) để bảo đảm vải thiều có chất lượng đồng đều; đồng thời nhanh chóng áp dụng kỹ thuật xông khí SO2 để khử trùng cho trái vải, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

3 mô hình gieo cấy 2,4 ha giống lúa PAC 837, BG1, BG6 tại 2 xã Bế Triều, Hồng Việt, năng suất đạt 52 - 63 tạ /ha. 1 mô hình cá rô phi tính đực, quy mô 1 ha tại xã Bế Triều, hiện đang phát triển tốt.

Người tiêu dùng từ lâu hoa mắt với hàng trăm tên gọi khác nhau khi ghé vào những cửa hàng bán gạo xá (gạo đóng bao) trên các con phố, chợ...

Hiện nay, đang là giai đoạn cao điểm xuống giống các loại cây trồng dài ngày nhưng nguồn giống cung ứng cho người dân đang thiếu hụt và trên thực tế vẫn còn tình trạng các cơ sở kinh doanh một số giống cây trồng theo kiểu thời vụ khiến cho thị trường rất khó kiểm soát.

Bộ Tài chính vừa duyệt chi tổng số tiền 1.648 tỉ đồng cho 63 tỉnh thành trên cả nước thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014.

VFA phân tích giá gạo VN trong thời gian qua tăng mạnh là do các doanh nghiệp tập trung giao hàng các hợp đồng đã ký với Philippines và Malaysia cũng như nhiều thông tin tích cực về thị trường tiêu thụ. Trước diễn biến giá xuất khẩu mới, ngày 28-7 vừa qua VFA đã tăng giá sàn xuất khẩu gạo của VN lên mức 410 USD/tấn (loại 25% tấm), tăng 45 USD/tấn so với giá sàn cũ áp dụng từ tháng 7-2013.