Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải Thiều Trung Quốc Thâm Nhập Vùng Biên Lạng Sơn?

Vải Thiều Trung Quốc Thâm Nhập Vùng Biên Lạng Sơn?
Ngày đăng: 30/06/2014

Theo cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cho biết, đang tiến hành làm rõ thông tin vải ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc thâm nhập vùng biên vào tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vải thiều nội địa xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.

Gần đây, tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng - Lạng Sơn) xuất hiện thông tin người dân địa phương tiêu thụ và sử dụng một loại vải thiều lạ, không rõ nguồn gốc.

Loại vải này quả mọng, to và đều được bán nhiều ở khu vực chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc). Có những ngày số lượng vải “lạ” trên được tiêu thụ lên tới gần chục tấn.

Theo đó, nguồn gốc của loại vải này được một số người dân sống tại khu vực biên giới “xách tay” từ chợ Pò Chài (Trung Quốc) về bán tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh.

Do hình thức đẹp nên có rất nhiều người tới mua mặc dù giá cao gần gấp đôi so với vải nội địa. Thường một cân vải “Tàu” có giá từ khoảng 25 nghìn đồng.

Khi ăn, loại vải thiều này có vị ngọt rất khác lạ và đậm sắc hơn vải có nguồn gốc từ Lục Ngạn, Bắc Giang hoặc Hải Dương.

Khoảng một tháng trước, một lô vải thiều số lượng lớn được nhập từ bên kia biên giới đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Thời gian sau đó, vải Trung Quốc thưa dần, có những ngày hầu như không có một cân vải đưa vào Việt Nam.

Tuy nhiên, có người lại cho rằng không hề có chuyện vải thiều Trung Quốc tuồn vào Việt Nam, vì năm nào nước ta cũng ồ ạt xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường chính là Trung Quốc. Bởi nhu cầu về mặt hàng này trong nước chưa đủ đáp ứng nên Trung Quốc mới tiến hành nhập khẩu.

Nếu có là do tình trạng “quay vòng của sản phẩm”, thương lái Trung Quốc thường chọn lựa rất kỹ, mua những quả vải to và đều nên khi sang đến Trung Quốc, có những quả bị dập, thâm đen trong quá trình vận chuyển sẽ bị loại bỏ. Do đó, nhiều người lại mua và đưa trở lại Việt Nam tiêu thụ.

Trao đổi với PV, ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, thường thì vải thiều Trung Quốc chín sớm hơn vải nước ta nên họ đã thu hoạch cách đây khoảng 1 tháng. Những khu vực trồng vải như đảo Hải Nam và vùng Quảng Đông, Quảng Tây đều đã thu hoạch xong.

Nếu so về hình thức thì vải thiều Trung Quốc trông đẹp mắt hơn nhưng chất lượng và giá cả kém hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa. Trong tiền lệ, từ trước đến nay chưa bao giờ có vải thiều Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam.

Vải thiều Trung Quốc thâm nhập vùng biên Lạng Sơn?

Ông Thuỷ khẳng định, sẽ tiến hành kiểm tra lại để làm rõ thực hư việc có hay không có vải thiều Trung Quốc thâm nhập vùng biên, tuồn vào nội địa. “Vải Trung Quốc năm nay chín sớm trong khi sản phẩm trong nước chưa ra tới thị trường nên việc trao đổi sản phẩm của cư dân giữa hai nước có thể diễn ra, đó là điều hết sức bình thường. Việc buôn bán này hoàn toàn có thể nhưng số lượng vải tuồn sang không đáng kể” - ông Tùng lý giải.

Bà Đặng Thị Ngân - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh, Lạng Sơn cho biết: hàng ngày chúng tôi vẫn làm việc bình thường tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh nhưng chưa hề ghi nhận được thông tin có vải Trung Quốc xuất hiện.

Hiện nay, cửa khẩu vẫn đang làm thủ tục xuất khẩu cho hàng nghìn tấn vải tiêu thụ sang Trung Quốc, do đó khả năng vải Trung Quốc đem sang Việt Nam tiêu thụ là hầu như không có.

“Hiện tại, mỗi ngày Cửa khẩu Tân Thanh xuất khoảng vài trăm tấn vải thiều sang Trung Quốc, tương đương với số lượng khoảng 30 - 50 xe. Cửa khẩu Cốc Nam mỗi ngày làm thủ tục cho khoảng trên 100 xe/ ngày với khối lượng gần 2.000 tấn vải. Sản phẩm vải trong nước đang ế ẩm như vậy thì việc đưa vải Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sang Việt Nam tiêu thụ có vẻ rất vô lý” - bà Ngân cho hay.

Cũng theo bà Ngân, từ trước đến nay, chưa bao giờ có chuyện quả vải Trung Quốc xuất hiện trên thị trường Lạng Sơn cũng như tại Việt Nam. Do đó, bà con tại những vùng trồng vải có thể yên tâm vì hoạt động giao thương buôn bán vải vẫn diễn ra hết sức bình thường sang bên kia cửa khẩu.


Có thể bạn quan tâm

20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha 20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

12/11/2014
Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

12/11/2014
Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014