Vải thiều sẽ được chiếu xạ tại Hà Nội

Ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết tại buổi họp báo thường kỳ Quý II/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ diễn ra vào ngày 9/7.
Cần tăng các cơ sở chiếu xạ
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc: Chiếu xạ là một trong những biện pháp để đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Đây là công nghệ tiên tiến được dùng trong bảo quản nông sản giúp diệt vi khuẩn, nấm mốc, bảo quản hoa quả tươi ngon với thời gian bảo quản kéo dài. Khi nông sản xuất đi nước ngoài, các nước thường yêu cầu và chấp nhận việc chiếu xạ để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng.
Tuy nhiên, tại Việt Nam mới chỉ có Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ tại Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh mới có dây chuyền chiếu xạ đáp ứng các tiêu chuẩn của nước ngoài. Trung tâm sử dụng công nghệ của Hungary, hoạt động trong nhiều năm nay, đã góp phần quan trọng cho lúa gạo, thủy sản, hoa quả của chúng ta ra thị trường thế giới.
“Vì vậy, các lô vải thiều xuất khẩu sang Mỹ vừa qua, đều từ miền Bắc “bay” vào miền Nam để chiếu xạ trước khi xuất khẩu sang Mỹ, dẫn đến chi phí bị “đội” lên. Do đó, việc cải tạo, nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội là rất cần thiết để tạo điều kiện cho vải thiều nói riêng và nông sản nói chung xuất khẩu được kiểm dịch nhanh chóng, hoàn tất khâu cuối cùng trước khi lên đường xuất ngoại”, ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nhấn mạnh.
“Gấp rút” việc nâng cấp
Ông Trần Chí Thành cho hay: Trung tâm chiếu xạ Hà Nội đã được xây dựng từ lâu với dây chuyền công nghệ của Nga cũ. Tuy nhiên, dây chuyền này chưa đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn của Mỹ, trong khi đây là yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu vải vào Mỹ.
Tuy nhiên, việc xây dựng một trung tâm mới rất tốn kém phải mất khoảng 5 – 7 triệu USD, mặt khác phải bảo đảm các quy trình an toàn. Do vậy, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội với hạ tầng và nhân lực có sẵn, chỉ cần đầu tư thêm kinh phí nâng cấp là có thể đáp ứng được nhu cầu chiếu xạ các sản phẩm nông sản. Ước tính, tổng nguồn vốn để mua sắm thiết bị, nâng cấp dây chuyền và sửa chữa, xây dựng cho khu chiếu xạ này vào khoảng 30 tỷ đồng.
“Bộ Khoa học và Công nghệ đang cố gắng tích cực thu xếp các nguồn kinh phí để nâng cấp Trung tâm đáp ứng yêu cầu của Mỹ và của các nước tiên tiến khác. Dự kiến, đến cuối năm nay sẽ hoàn thiện các công việc, để sau đó mời phía Mỹ sang xem xét cấp chứng chỉ. Từ năm sau có thể chiếu xạ cho vải thiều xuất đi Mỹ”, ông Thành khẳng định.
Theo đó, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội sẽ xây dựng kho mới trên diện tích 700 - 800m2, trong đó có gần 200m2 kho lạnh và 50m2 phòng dành để kiểm dịch, còn lại sẽ dành cho khu vực đóng gói. Dự kiến, sau khi nâng cấp, dây chuyền chiếu xạ này có khả năng xử lý 20 - 30 tấn vải, nhãn/ngày.
Cũng tại cuộc họp báo, lãnh đạo các cơ quan chức năng cho biết: Chính phủ Việt Nam không cấm các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng đã có một số đơn vị đầu tư máy để chiếu xạ thực phẩm và các sản phẩm nông sản khác trước khi xuất khẩu. Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của các nước tiên tiến, việc đầu tư này đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Đoàn Văn Đáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh thì nhờ tập trung triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nên từ ngày 26 - 31/12, toàn tỉnh Đắk Nông không còn trâu, bò, gia cầm mới mắc bệnh. Về cơ bản, ngành chức năng và các địa phương đã khống chế được các loại dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Chỉ vào đàn gà gần 500 con hơn 2 tháng tuổi đang phát triển tốt, anh Tân cười tươi nói: “Đàn gà này nếu phát triển bình thường thì hơn 1 tháng nữa là có thể bán được, con lớn cũng trên 2kg. Thời điểm đó, cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, gà hút hàng, giá sẽ tăng mạnh. Năm nào cũng vậy, tôi canh ngay đợt Tết để xuất chuồng, bán được giá cao”.

Nuôi thỏ quy mô công nghiệp vừa mang lại giá trị kinh tế mà còn tiết kiệm thời gian. Gần đây, một số hộ ở xã Tân Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) đã thí điểm công nghệ không mùi trong chăn nuôi thỏ. Gia đình chị Đỗ Thị Thanh Hương (27 tuổi) ở ấp An Hòa là một điển hình.

Khi bé, tôi rất ấn tượng với câu chuyện kể về một anh chồng ngốc học đòi buôn bán, bỏ tiền ra buôn vịt trời để rồi mất tiền oan. Trong suy nghĩ của tôi vịt trời là của trời. Bởi vậy nên tôi rất ngạc nhiên khi đồng chí Bùi Hải Trường - Bí thư Đảng uỷ phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) giới thiệu với tôi về “tương lai sáng” của nghề nuôi vịt trời trên địa bàn phường.

Tại cuộc họp giao ban Bộ NN&PTNT sáng 5/1, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết: Cục Thú y sẽ phối hợp với các tập đoàn và đơn vị thực hiện dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo, kiểm soát tốt đàn bò cấp cho các hộ dân nghèo, không chỉ chất lượng mà cả dịch bệnh.