Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải Thiều Lục Ngạn Bị Ăn Theo Thương Hiệu

Vải Thiều Lục Ngạn Bị Ăn Theo Thương Hiệu
Ngày đăng: 25/04/2012

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

Ông Hoàng Sìn ở thị trấn Chũ, người có hơn 1 mẫu vải cho biết: “Chuyện người dân nơi khác mang vải đến địa bàn của chúng tôi bán cho được giá thường xuyên xảy ra và làm ảnh hưởng tới thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Tuy nhiên, họ cũng là người trồng vải, có vải thì mang đi bán, mình cũng chẳng có quyền gì để cấm họ được”.

Theo ông Thân Văn Khánh – Bí thư Huyện uỷ Lục Ngạn, hàng năm sản lượng vải thiều của Lục Ngạn đạt khoảng 100.000 tấn trở lên. Vải thiều đã thực sự là cây thế mạnh, đóng góp tỷ trọng cao trong tổng thu nhập GDP toàn huyện.

Tuy nhiên, ông Khánh cho biết: “Vào mùa vải, việc bà con ở một số vùng lân cận mang vải đến địa bàn Lục Ngạn để bán cho được giá là vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì thế, Năm 2005, UBND huyện Lục Ngạn và Sở KHCN Bắc Giang đã phải đăng ký chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn”.

Còn ông Nguyễn Văn Xuất - Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Bắc Giang cho biết: “Vải thiều Lục Ngạn đang bị đánh đồng với vải của các địa phương khác. Thậm chí, có trường hợp còn in tem, nhãn vải thiều Lục Ngạn giả để trục lợi đã bị chúng tôi phát hiện và xử lý”.

Theo ông Xuất, về cơ bản các cơ quan quản lý có thể xử lý được, nhưng vào vụ vải thiều do thời gian chỉ diễn ra trong 2 tháng với sản lượng lớn, nên không thể kiểm soát hết được. “Chính vì thế, biện pháp quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân và bản thân Hội Sản xuất vải thiều trên địa bàn Lục Ngạn phải tự bảo vệ lấy thương hiệu của mình” - ông Xuất nói.

Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Giống Kết Hợp Với Ba Ba Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Giống Kết Hợp Với Ba Ba

2 năm gần đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vinh - chuyên làm cá giống ở xóm 7, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên) đã tận dụng mặt nước thả thêm ba ba, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

24/09/2012
Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau

Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.

24/09/2012
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Trắm Ở Thái Nguyên Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Trắm Ở Thái Nguyên

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Định Hoá (Thái Nguyên) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá trắm cỏ bán thâm canh, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

24/09/2012
Nhiều Diện Tích Lúa Mới Xuống Giống Bị Thiệt Hại Do Mưa Nhiều Ở Sóc Trăng Nhiều Diện Tích Lúa Mới Xuống Giống Bị Thiệt Hại Do Mưa Nhiều Ở Sóc Trăng

Trong gần 2 tuần qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có mưa liên tục làm nhiều vùng nông dân đang xuống giống vụ lúa mùa và thu đông bị thiệt hại do nước ngập sâu nguy cơ gây thiệt hại trắng hàng trăm ha.

24/09/2012
Áp Dụng Tốt Các Biện Pháp Canh Tác Để Tăng Năng Suất Lúa Áp Dụng Tốt Các Biện Pháp Canh Tác Để Tăng Năng Suất Lúa

Thời điểm này, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã xuống giống cho vụ thu đông, cũng đang vào mùa mưa, với nhiều trận mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa. Tiến sĩ Chu Văn Hách, Trưởng Bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL lưu ý bà con một số giải pháp để có thể bảo vệ vụ mùa thu đông và chuẩn bị tốt cho vụ mùa đông xuân.

24/09/2012