Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg

Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg
Ngày đăng: 16/05/2015

Đến thăm vườn vải thiều của gia đình bà Hoàng Thị Sáu, thôn Hòa Sơn, xã Cao Thượng vào một ngày giữa tháng 5, trong khi các cây vải khác quả vẫn còn xanh thì những cây vải cực sớm đã chín đỏ. Bà Sáu cho biết: “Gia đình tôi có ba cây vải cực sớm, vụ này thu được khoảng 3 triệu đồng”. Nếm thử trái vải đầu vụ, chúng tôi thấy hạt nhỏ, cùi dày có vị ngọt thanh.

Với 9 cây vải cực sớm, hộ ông Hoàng Văn Thái, thôn Hòa Làng, xã Phúc Hòa thu được gần hai tạ quả, giá 30 nghìn đồng/kg. Ông Thái chia sẻ: “Năm nay, do thiếu nước nên quả nhỏ hơn, quả thưa, bình quân được khoảng 20 kg/cây”.

Tương tự, hộ ông Hà Huy Bộ, thôn Thái Hòa, xã Phúc Hòa có 20/30 cây cho quả. Toàn bộ số vải này đã được thương nhân ở Lào Cai đặt mua cả vườn với giá bình quân 28 - 30 nghìn đồng/kg. Dự kiến, lứa vải này ông Bộ thu được hơn một tấn quả, trừ chi phí lãi gần 30 triệu đồng. Theo ông Bộ, chăm sóc giống vải cực sớm không khác so với vải sớm hay chính vụ. Giai đoạn vải mới ra hoa cần chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đo. Khi quả nhỏ thì quan tâm diệt sâu đục cuống quả, bón phân cân đối.

Ông Dương Văn Cường, cán bộ khuyến nông xã Phúc Hòa cho biết: “Trước đây nhà nào trong xã cũng trồng vải cực sớm. Giống vải này do người dân lấy mắt của cây vải sớm ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh) ghép trên gốc vải chính vụ. Dù giá bán cao hơn vải sớm từ 8 - 10 nghìn đồng/kg nhưng năng suất không ổn định, quả thường bị nứt nên người dân đã phá bỏ hàng loạt”. Đến nay nhà nhiều còn khoảng 20 - 30 cây, nhà ít thì vài cây, có nhà không giữ lại cây nào. Bên cạnh đó, nếu không khoanh vỏ cành đúng thời điểm thì vải cực sớm sẽ chín trùng vào thời điểm với vải sớm hoặc cây không cho quả. Năm 2014, nhuận hai tháng 9 nhưng một số chủ vườn không để ý, khoanh vỏ cành sớm khiến vải ra lộc mà không có hoa.

Mặc dù vải cực sớm khó chăm sóc và năng suất không cao nhưng đây là lợi thế để có thể rải vụ thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhà vườn mong muốn cán bộ chuyên môn nghiên cứu, hỗ trợ biện pháp khắc phục những hạn chế, nhất là cách chăm sóc để tránh hiện tượng nứt quả, nâng cao hơn nữa giá trị vải cực sớm.


Có thể bạn quan tâm

Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

09/05/2014
Cấm Nhân Nuôi Sâu Gạo Cấm Nhân Nuôi Sâu Gạo

Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).

27/05/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Tại Nam Cường (Thái Bình) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Tại Nam Cường (Thái Bình)

Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.

28/05/2014
Mận Cơm Được Mùa Kép Mận Cơm Được Mùa Kép

Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.

09/05/2014
Triển Vọng Nuôi Cá Gáy Biển Triển Vọng Nuôi Cá Gáy Biển

Đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá gáy biển tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu loại khá đã mở ra triển vọng về một loại đối tượng nuôi mới.

28/05/2014