Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg

Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg
Ngày đăng: 16/05/2015

Đến thăm vườn vải thiều của gia đình bà Hoàng Thị Sáu, thôn Hòa Sơn, xã Cao Thượng vào một ngày giữa tháng 5, trong khi các cây vải khác quả vẫn còn xanh thì những cây vải cực sớm đã chín đỏ. Bà Sáu cho biết: “Gia đình tôi có ba cây vải cực sớm, vụ này thu được khoảng 3 triệu đồng”. Nếm thử trái vải đầu vụ, chúng tôi thấy hạt nhỏ, cùi dày có vị ngọt thanh.

Với 9 cây vải cực sớm, hộ ông Hoàng Văn Thái, thôn Hòa Làng, xã Phúc Hòa thu được gần hai tạ quả, giá 30 nghìn đồng/kg. Ông Thái chia sẻ: “Năm nay, do thiếu nước nên quả nhỏ hơn, quả thưa, bình quân được khoảng 20 kg/cây”.

Tương tự, hộ ông Hà Huy Bộ, thôn Thái Hòa, xã Phúc Hòa có 20/30 cây cho quả. Toàn bộ số vải này đã được thương nhân ở Lào Cai đặt mua cả vườn với giá bình quân 28 - 30 nghìn đồng/kg. Dự kiến, lứa vải này ông Bộ thu được hơn một tấn quả, trừ chi phí lãi gần 30 triệu đồng. Theo ông Bộ, chăm sóc giống vải cực sớm không khác so với vải sớm hay chính vụ. Giai đoạn vải mới ra hoa cần chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đo. Khi quả nhỏ thì quan tâm diệt sâu đục cuống quả, bón phân cân đối.

Ông Dương Văn Cường, cán bộ khuyến nông xã Phúc Hòa cho biết: “Trước đây nhà nào trong xã cũng trồng vải cực sớm. Giống vải này do người dân lấy mắt của cây vải sớm ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh) ghép trên gốc vải chính vụ. Dù giá bán cao hơn vải sớm từ 8 - 10 nghìn đồng/kg nhưng năng suất không ổn định, quả thường bị nứt nên người dân đã phá bỏ hàng loạt”. Đến nay nhà nhiều còn khoảng 20 - 30 cây, nhà ít thì vài cây, có nhà không giữ lại cây nào. Bên cạnh đó, nếu không khoanh vỏ cành đúng thời điểm thì vải cực sớm sẽ chín trùng vào thời điểm với vải sớm hoặc cây không cho quả. Năm 2014, nhuận hai tháng 9 nhưng một số chủ vườn không để ý, khoanh vỏ cành sớm khiến vải ra lộc mà không có hoa.

Mặc dù vải cực sớm khó chăm sóc và năng suất không cao nhưng đây là lợi thế để có thể rải vụ thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhà vườn mong muốn cán bộ chuyên môn nghiên cứu, hỗ trợ biện pháp khắc phục những hạn chế, nhất là cách chăm sóc để tránh hiện tượng nứt quả, nâng cao hơn nữa giá trị vải cực sớm.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Cá Tra Ước Đạt 24.000 Tấn Trong Tháng 1 Sản Lượng Cá Tra Ước Đạt 24.000 Tấn Trong Tháng 1

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 1/2015, ước đạt 186.000 tấn, tăng 1,8% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100 ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

10/02/2015
Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Còm Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Còm

Ông Lâm Vĩnh Gia, ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện khá thành công với mô hình nuôi cá còm thịt và nhân giống loại cá này. Cá còm còn có tên gọi cá nàng hai, là loài cá được phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh.

10/02/2015
Bộ NN Và PTNT Ban Hành Kế Hoạch Hành Động Năm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Bộ NN Và PTNT Ban Hành Kế Hoạch Hành Động Năm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Bộ NN và PTNT xác định năm 2015 là năm đảm bảo vệ sinh ATTP trong nông nghiệp và đề ra mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét về vấn đề này, trọng tâm là sản phẩm rau, thịt và thủy sản. Năm nay, ngành đề ra mục tiêu, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10%.

10/02/2015
Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Áp Dụng Theo Quy Trình VietGAHP Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Áp Dụng Theo Quy Trình VietGAHP

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi heo cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh, những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức, đang thách thức nghề chăn nuôi heo tại Củ Chi.

10/02/2015
An Giang Đạt 4 Triệu Tấn Lúa An Giang Đạt 4 Triệu Tấn Lúa

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

10/02/2015