Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải Thiều Chờ Visa Vào Australia

Vải Thiều Chờ Visa Vào Australia
Ngày đăng: 04/10/2014

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Chính phủ Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để sớm đưa trái vải thiều Việt Nam NK vào thị trường này.

Phá vỡ thế phụ thuộc 1 chợ

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường NK vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.

Việc quá phụ thuộc vào một thị trường sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro nhất định. Do vậy, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xúc tiến XK trái vải thiều sang nước thứ ba là hết sức cần thiết. Với nhu cầu khá lớn về hoa quả tươi, Australia là một trong những thị trường trong mục tiêu đa dạng hóa thị trường XK trái vải thiều của Việt Nam

Mặc dù có nhu cầu lớn nhưng theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, nước này có các quy định về kiểm dịch thực vật ngặt nghèo nhất  thế giới. Đến nay, Australia chưa chấp nhận cho NK bất cứ một loại trái cây tươi nào của Việt Nam mà mới chuẩn bị thí điểm cho NK trái vải.

Để thúc đẩy XK trái vải tươi vào thị trường này, trong nhiều năm gần đây, Bộ NN-PTNT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương nhằm làm việc với Bộ Nông, Lâm và Thủy sản Australia để tiến hành dỡ bỏ hàng rào kỹ thuật đối với trái vải tươi của Việt Nam.

Theo quy định của phía Australia, trước khi cho phép NK, phía Việt Nam phải tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng vải, cơ sở đóng gói, cũng như làm việc với các đơn vị quản lý tại địa phương về các nội dung liên quan đến quản lý dịch hại tại vườn trồng vải thiều và tiềm năng XK sản phẩm.

Việc đưa trái vải thành công vào Australia không những giúp đa dạng hóa thị trường cho trái vải thiều, giúp nông dân tránh tình trạng “được mùa mất giá” mà còn mở ra cơ hội cho một số loại trái cây khác của Việt Nam như thanh long, nhãn, xoài… được XK sang thị trường này.

Đến nay, Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để đưa trái vải Việt Nam sang. Dự kiến, đến mùa vải thiều năm 2015, trái vải Việt Nam sẽ được phép chính thức vào thị trường Australia.

Doanh nhân Việt kiều làm cầu nối

Để góp phần đưa nhanh trái vải thâm nhập thị trường Australia ngay sau khi được Chính phủ Australia cấp phép, Đại diện thương mại - Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Thương vụ đang xây dựng Đề án “Nghiên cứu và tổ chức các hoạt động xúc tiến XK trái vải Việt Nam sang thị trường Australia”.

Mục đích nhằm nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ trái vải của thị trường Australia, nghiên cứu các quy định về kiểm dịch đối với trái vải, kênh phân phối cũng như thị hiếu tiêu dùng, để từ đó đưa ra những đề xuất thiết thực, góp phần đẩy mạnh XK trái vải sang Australia.

Bên cạnh đó đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về trái vải của Việt Nam. Đồng thời, Thương vụ cũng sẽ phối hợp với Bộ NN-PTNT và các địa phương xây dựng một bộ thông tin chuẩn về trái vải Việt Nam, lựa chọn một số vườn quả đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia để quảng bá.

Để tận dụng tốt nhất vai trò của người Việt Nam tại Australia làm “cầu nối” cho trái vải, trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng sẽ phối hợp với Hội Doanh nhân Việt kiều Australia tổ chức hội thảo với nội dung “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhằm trước mắt vận động các DN Việt kiều đưa trái vải Việt Nam tiêu thụ trong hệ thống chợ do người Việt và người Á Đông tại Australia làm chủ, sau đó mở rộng đến người tiêu dùng Australia.

Về lâu dài, Thương vụ sẽ tổ chức đoàn DN trong nước sang kết nối giao thương ngay sau khi Australia cho phép NK trái vải Việt Nam. Với những hoạt động này, trái vải Việt Nam đang có khả năng lớn thâm nhập vào một trong những thị trường không quá lớn nhưng có sức mua tốt nhất thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Xử phạt nghiêm hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Xử phạt nghiêm hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh thông báo: Đơn vị này vừa phát hiện 8/31 mẫu heo dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist (chất tạo nạc, thuốc tăng trọng cho heo) có xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang khi nhập vào các lò giết mổ ở TP. Hồ Chí Minh. Ngày 10-8, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh ta đã lấy rất nhiều mẫu ở nhiều nơi trong tỉnh để gửi xét nghiệm nhưng không phát hiện mẫu nào dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist.

15/08/2015
Nấm rơm vào vụ giá cao Nấm rơm vào vụ giá cao

Tận dụng nguồn rơm sẵn có ở địa phương, sau khi thu hoạch lúa Hè thu, nhiều hộ dân ở Trường Long A, Tân Hòa, Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, mua rơm về chất nấm. Thời điểm này, bà con bắt đầu thu hoạch nấm, năm nay nấm rơm có giá cao, nên hộ nào trồng nấm năng suất thấp cũng có lời.

15/08/2015
Thuê nhà trồng 175 cây cần sa Thuê nhà trồng 175 cây cần sa

Sáng 13/8, Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, đã đưa đối tượng Nguyễn Thị Hằng My (26 tuổi, ngụ tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) và chồng là Lê Trọng Nghĩa (44 tuổi, ngụ tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) về trụ sở Công an thành phố để làm rõ hành vi và mục đích trồng cây cần sa trái phép.

15/08/2015
Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên

Những năm gần đây, chùm ngây là loại cây rau mới được một số hộ nông dân Hưng Yên mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người dân cần thận trọng trong việc nhân rộng diện tích loại cây trồng này bởi hiện nay đầu ra cho sản phẩm này vẫn còn tương đối bấp bênh.

15/08/2015
Dự báo giá lúa gạo tiếp tục giảm Dự báo giá lúa gạo tiếp tục giảm

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm do thị trường xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn và nhu cầu xuất khẩu yếu.

15/08/2015