Vải Sớm Thanh Hà Được Giá, Vải Thiều Thu Hoạch Muộn Ở Hải Dương

Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.
Nguyên nhân do thời tiết thất thường nên vải ra hoa, đậu quả muộn. Hiện nay, 3.900 ha vải thiều đang phát triển tốt, riêng 40 ha vải ở xã Thanh Sơn và Thanh Khê được đầu tư chăm sóc tốt hơn nên quả đẹp và ít sâu bệnh.
Huyện chỉ đạo các xã tập trung chăm sóc, bảo đảm chất lượng quả vải, chú ý đến mẫu mã để dễ tiêu thụ. Dự kiến sản lượng vải thiều năm nay của huyện đạt khoảng 20 - 25 nghìn tấn.
*Xã Thanh Bính (Thanh Hà) hiện có 240 ha vải, trong đó 70% là vải u hồng, còn lại là vải thiều, u trứng và vải lai. Hiện nay một số diện tích vải u trứng đã bắt đầu cho thu hoạch. Vải trứng lì bán tại vườn vào sáng 9-5 có giá dao động từ 38 - 40 nghìn đồng/kg. Theo đánh giá của một số nhà vườn, mức giá như hiện nay là có thể chấp nhận được. Nếu lượng người thu mua nhiều thì mức giá này có thể giữ được ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên, do vải chín chưa đều, nên lượng vải đầu vụ của Thanh Bính xuất ra thị trường hiện nay vẫn chưa nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tháp Mười có 31 hợp tác xã (HTX), trong đó có đến 30 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải thủy bộ với tổng số 905 thành viên, vốn điều lệ trên 23 tỷ đồng; bình quân lợi nhuận hàng năm dao động từ 90 - 125 triệu đồng/năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn tăng mạnh và có thể đạt 3 tỷ USD vào cuối năm 2014 nếu như dịch bệnh được kiểm soát và thị trường thuận lợi. Nhưng mặt hàng chiến lược số 1 của thủy sản này cũng có không ít điều để nói.

Sinh vật cảnh hiện nay không chỉ là thú chơi tao nhã chỉ dành cho giới thượng lưu mà đã nhân rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Ở Đồng Tháp, loại hình nghệ thuật này hiện đang phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của những người yêu nghệ thuật.

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.