Vải Chín Sớm Được Giá Cao

Thời điểm này, các giống vải chín sớm của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã bắt đầu được thu hoạch, giá bán từ 15 – 29 ngàn đ/kg, tuỳ loại và chất lượng quả.
Lục Ngạn hiện có 1.750 ha trồng các giống vải chín sớm như: U hồng, U trứng, U thâm, lai Thanh Hà, Bình Khê, Hùng Long..., trong đó chủ yếu là hai giống U hồng và lai Thanh Hà. Diện tích vải chín sớm được trồng nhiều ở các xã như Tân Mộc, Quý Sơn, Mỹ An, Phượng Sơn.
Năm nay sản lượng vải thiều sớm của huyện ước đạt 7.000 tấn quả tươi, tương đương với sản lượng năm 2013.
Để giúp nhân dân thu hoạch và tiêu thụ vải thiều thuận lợi, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ năm 2014.
Ban chỉ đạo đã và đang triển khai các biện pháp đồng bộ như: Ra quân sửa chữa đường giao thông trong toàn huyện; chuẩn bị các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm vải thiều; bảo đảm an ninh trật tự và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân về địa phương thu mua vải thiều cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.