VAAS chuyển giao nhiều bản quyền giống

Tại hội nghị, VAAS đã ký kết hợp đồng chuyển giao quyền SX kinh doanh một số sản phẩm giống cây trồng cho hai Cty, cụ thể:
Chuyển giao quyền SX kinh doanh đối với giống lúa BT09 do Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (thuộc VAAS) nghiên cứu cho Tổng Cty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An (VTNA);
Chuyển giao quyền SX kinh doanh giống cà chua quả nhỏ lai GL1-5, giống dưa chuột muối mặn lai GL1-9 và giống ớt cay GL1-10 do Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu chọn tạo cho Cty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh (BSC).
Đánh giá về giống lúa BT09, ông Trương Văn Hiền, TGĐ TCty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An cho biết: Đây là giống lúa thơm chất lượng cao, năng suất từ 60 – 65 tạ/ha/vụ, rất phù hợp với định hướng SX gạo hàng hóa của TCty.
Tại Nghệ An, BT09 đang được nông dân hưởng ứng mở rộng bởi giá gạo luôn cao hơn các loại lúa chất lượng, đạt trên 8.000 đ/kg.
Đặc biệt, BT09 có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày, rất thích hợp đối với các tỉnh vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ, nhất là vụ mùa để giải phóng đất cho SX cây vụ đông.
Đối với 3 giống rau của Viện Nghiên cứu Rau quả được chuyển giao cho BSC, đây đều là các giống rau vụ đông có năng suất, chất lượng cao, có thể mở rộng ra nhiều vùng SX vụ đông tại phía Bắc.
Cùng với việc nghiên cứu cơ bản, cho ra các giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu chung của nông dân, nhất là các giống lúa tại ĐBSCL, giống rau tại phía Bắc, hiện nay, VAAS đang đẩy mạnh việc nghiên cứu giống gắn với nhu cầu cụ thể của các DN thông qua việc chuyển nhượng bản quyền giống.
Riêng năm 2015, đã có tổng cộng 55 giống do VAAS nghiên cứu chọn tạo được đưa ra chuyển giao bản quyền thương mại hóa, trong đó có 34 giống lúa, 9 giống đậu đỗ, 5 giống rau, 2 giống cây ăn quả và 1 giống nấm đông trùng hạ thảo.
Hiện một số mảng nghiên cứu giống như giống rau, giống đậu đỗ gần như chưa có DN chú trọng đầu tư mà chỉ có các đơn vị của VAAS đầu tư nghiên cứu.
Tại ĐBSCL, các giống lúa dòng OM do Viện Lúa ĐBSCL (thuộc VAAS) vẫn đang chiếm trên 70% diện tích…
Tại lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc BSC cho rằng, thời gian tới, bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu, VAAS phối hợp với Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam thường xuyên tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị giới thiệu sản phẩm để các DN kinh doanh, nhất là DN nhỏ có cơ hội tiếp cận bản quyền SX-KD để đưa ra SX đại trà.
“Thực tế các giống tốt do các Viện nghiên cứu ra đến đâu đều cháy hàng tới đó. Vì thế các DN nhỏ như chúng tôi luôn bị chậm chân so với các DN lớn” – ông Tuấn nói.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.