Ưu tiên làm trước giao thông khi xây dựng nông thôn mới

Ưu tiên cho giao thông
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Kế cho biết: “Ngay khi được lãnh đạo huyện tin tưởng và chọn Thiện Kế làm xã điểm của huyện trong xây dựng NTM, địa phương đã chủ động thực hiện căn cứ vào điều mà người dân trong xã mong muốn nhất, đó là xây dựng và hoàn chỉnh các công trình hạ tầng cấp thiết.
Từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… với tổng giá trị đầu tư trên 421 tỷ đồng.
Ngoài vốn nhà nước, nhân dân trong xã đã tự nguyện góp tiền mặt, hiến đất, xây mới các công trình với tổng số tiền hơn 308 tỷ đồng” .
Ông Dương cũng cho biết, nếu như trước đây đường nội đồng chỉ rộng 1m thì nay đã được mở rộng đến 4m, vừa phục vụ đi lại sản xuất vừa góp phần hoàn thiện cơ giới hóa nông nghiệp.
Khi bắt tay thực hiện xã đã tiến hành rà soát toàn bộ mạng lưới giao thông, lấy ý kiến của người dân về tuyến đường nào ưu tiên cần làm xong trước.
Dần dần, 100% đường sá của xã (hơn 61km) đã được cứng hóa, trong đó người dân góp hơn 790 ngày công, hiến hơn 5.300m2 đất...
Bà Bùi Thị Mùi ở thôn Quảng Khai, xã Thiện Kế là hộ dân tự nguyện hiến hơn 300m2 đất chia sẻ: “Cán bộ xã đã tới tận nơi vận động gia đình tôi tự nguyện hiến đất, đóng góp làm đường trong thôn xóm, đường ra ngoài đồng.
Chúng tôi đều đồng ý góp một phần kinh phí và tham gia ngày công, vì nếu có đường đẹp ra tận cánh đồng đi lại cũng dễ dàng hơn, lúa ngô thu hoạch xong được xe kéo về tận nhà nhanh hơn.
Đám trẻ cũng đi tắt qua đường bê tông giữa cánh đồng để đến trường gần hơn”.
Hướng nghề giúp dân tăng thu nhập
Ông Đào Trọng Tuấn – Chủ tịch UBND xã Thiện Kế cho biết: “Xã Thiện Kế được tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển 2 khu công nghiệp lớn, đến nay một số nhà máy đã hoạt động, thu hút một lượng lớn công nhân là lao động địa phương tham gia làm việc.
Bởi vậy, vấn đề hướng nghiệp đào tạo nghề tại địa phương là rất quan trọng.
Xã đã giao cho các trường học định hướng nghề nghiệp cho học sinh các khối; thực hiện hỗ trợ đào tạo miễn phí, cấp tiền để người dân trong địa bàn xã học các lớp tin học ngắn hạn, may mặc, nấu ăn, chăn nuôi…, nhằm ứng tuyển vào các công ty trên địa bàn.
Ông Tuấn cũng cho biết, trong những năm qua, xã đã thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp, khiến nhiều hộ dân không còn đất sản xuất.
Những hộ này đã được định hướng chuyển đồi nghề để tạo thu nhập mới.
Xã cũng khuyến khích người dân xây nhà trọ, kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ cho công nhân, người lao động đang hoạt động trong khu công nghiệp để có thêm thu nhập.
Hiện nay, xã Thiện Kế đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%; số lao động có việc làm thường xuyên chiếm 95,13%.
Trên 93% số hộ dân dùng nước sạch, hợp vệ sinh.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; 10/18 thôn đạt làng văn hóa 5 năm liền...
Từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… với tổng giá trị đầu tư trên 421 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” do có thể trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô

Gạo vuông tôm - tức là gạo được xát từ lúa trồng xen canh, luân canh trên vuông tôm - có tiềm năng được khách hàng đón nhận trong xu hướng tiêu dùng hướng đến

Bỏ ngang nghề viết lách cho một tạp chí kinh tế, về quê anh thuê đất trồng rau sạch, mỗi tháng bỏ túi từ 20-30 triệu đồng.

Từ gia cảnh khó khăn, phải đi làm thuê mưu sinh, ông Thạch ở Thanh Hóa đã vươn lên bằng nghề trồng nấm. Trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Mạnh dạn chặt bỏ vườn nhãn cằn cỗi, kém hiệu quả, ông Đào Văn Minh, ở ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành (Bến Tre) chuyển sang trồng bưởi da xanh