Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu tiên làm trước giao thông khi xây dựng nông thôn mới

Ưu tiên làm trước giao thông khi xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 24/11/2015

Ưu tiên cho giao thông

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Kế cho biết: “Ngay khi được lãnh đạo huyện tin tưởng và chọn Thiện Kế làm xã điểm của huyện trong xây dựng NTM, địa phương đã chủ động thực hiện căn cứ vào điều mà người dân trong xã mong muốn nhất, đó là xây dựng và hoàn chỉnh các công trình hạ tầng cấp thiết.

Từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… với tổng giá trị đầu tư trên 421 tỷ đồng.

Ngoài vốn nhà nước, nhân dân trong xã đã tự nguyện góp tiền mặt, hiến đất, xây mới các công trình với tổng số tiền hơn 308 tỷ đồng” .

Ông Dương cũng cho biết, nếu như trước đây đường nội đồng chỉ rộng 1m thì nay đã được mở rộng đến 4m, vừa phục vụ đi lại sản xuất vừa góp phần hoàn thiện cơ giới hóa nông nghiệp.

Khi bắt tay thực hiện xã đã tiến hành rà soát toàn bộ mạng lưới giao thông, lấy ý kiến của người dân về tuyến đường nào ưu tiên cần làm xong trước.

Dần dần, 100% đường sá của xã (hơn 61km) đã được cứng hóa, trong đó người dân góp hơn 790 ngày công, hiến hơn 5.300m2 đất...

Bà Bùi Thị Mùi ở thôn Quảng Khai, xã Thiện Kế là hộ dân tự nguyện hiến hơn 300m2 đất chia sẻ: “Cán bộ xã đã tới tận nơi vận động gia đình tôi tự nguyện hiến đất, đóng góp làm đường trong thôn xóm, đường ra ngoài đồng.

Chúng tôi đều đồng ý góp một phần kinh phí và tham gia ngày công, vì nếu có đường đẹp ra tận cánh đồng đi lại cũng dễ dàng hơn, lúa ngô thu hoạch xong được xe kéo về tận nhà nhanh hơn.

Đám trẻ cũng đi tắt qua đường bê tông giữa cánh đồng để đến trường gần hơn”.

Hướng nghề giúp dân tăng thu nhập

Ông Đào Trọng Tuấn – Chủ tịch UBND xã Thiện Kế cho biết: “Xã Thiện Kế được tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển 2 khu công nghiệp lớn, đến nay một số nhà máy đã hoạt động, thu hút một lượng lớn công nhân là lao động địa phương tham gia làm việc.

Bởi vậy, vấn đề hướng nghiệp đào tạo nghề tại địa phương là rất quan trọng.

Xã đã giao cho các trường học định hướng nghề nghiệp cho học sinh các khối; thực hiện hỗ trợ đào tạo miễn phí, cấp tiền để người dân trong địa bàn xã học các lớp tin học ngắn hạn, may mặc, nấu ăn, chăn nuôi…, nhằm ứng tuyển vào các công ty trên địa bàn.

Ông Tuấn cũng cho biết, trong những năm qua, xã đã thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp, khiến nhiều hộ dân không còn đất sản xuất.

Những hộ này đã được định hướng chuyển đồi nghề để tạo thu nhập mới.

Xã cũng khuyến khích người dân xây nhà trọ, kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ cho công nhân, người lao động đang hoạt động trong khu công nghiệp để có thêm thu nhập.

Hiện nay, xã Thiện Kế đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%; số lao động có việc làm thường xuyên chiếm 95,13%.

Trên 93% số hộ dân dùng nước sạch, hợp vệ sinh.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; 10/18 thôn đạt làng văn hóa 5 năm liền...

Từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… với tổng giá trị đầu tư trên 421 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

123 hộ gia đình, cá nhân xin nuôi trồng thủy sản ở Long Sơn 123 hộ gia đình, cá nhân xin nuôi trồng thủy sản ở Long Sơn

Theo tin từ UBND TP. Vũng Tàu, hiện nay trên địa bàn thành phố có 123 hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin nuôi trồng thủy sản tại xã Long Sơn. Tuy nhiên do Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và chưa được UBND tỉnh phê duyệt, nên UBND TP. Vũng Tàu chưa có cơ sở để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và.

21/05/2015
Hiệu quả từ mô hình tôm - rừng Hiệu quả từ mô hình tôm - rừng

Với gần 4.000ha rừng phòng hộ nằm trải dài ven bờ biển của tỉnh Bạc Liêu, rất thích hợp cho việc nuôi trồng các loài thủy sản dưới tán rừng. Nhiều hộ dân nhận khoán đất rừng áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng đã có cuộc sống sung túc.

21/05/2015
Thành phố Vị Thanh phát triển phong trào nuôi lươn Thành phố Vị Thanh phát triển phong trào nuôi lươn

Hiện toàn thành phố có 40 bể nuôi, mỗi bể từ 20 - 40m2, nhiều hộ đã đạt lợi nhuận cao từ mô hình này.

21/05/2015
Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung đáp ứng nhu cầu giống cho thị trường Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung đáp ứng nhu cầu giống cho thị trường

Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung được thành lập năm 2004 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản. Hơn 10 năm qua, trung tâm đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các đề tài khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu giống thủy sản cho thị trường…

21/05/2015
Nuôi cá vồ đém lãi cao Nuôi cá vồ đém lãi cao

Nuôi cá vồ đém có đầu ra luôn ổn định, giá cao. Thời gian nuôi dài hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp.

21/05/2015