Ưu Tiên Hỗ Trợ Vốn Phát Triển Sản Xuất, Khai Thác Thủy Sản

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu ưu tiên phân bổ vốn cho các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khai thác thủy sản.
Đồng thời Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát lại các cơ chế, chính sách hiện hành trong lĩnh vực thủy sản, tổng kết tình hình triển khai thực hiện; phân tích và làm rõ những cơ chế, chính sách còn phù hợp và không còn phù hợp, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện; trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành.
Đồng thời rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi tiêu chí, phương thức hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo hướng khuyến khích đầu tư đóng tàu có công suất lớn, đóng tàu vỏ thép, đóng tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
Phó thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh cho vay và có chính sách tín dụng phù hợp đối với ngư dân trong việc tổ chức ra khơi đánh bắt, khai thác thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ.
Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh công tác dự báo thị trường xuất khẩu cho ngành thủy sản, tập trung cung cấp thông tin và hỗ trợ xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về rào cản thương mại trong xuất khẩu thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những tháng tới, một số ngành hàng chủ lực sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thì nhiều ngành hàng sẽ vẫn thuận lợi hoặc bớt khó khăn hơn.

“Sau 20 năm nuôi gia cầm không hiệu quả, tôi chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp. Từ 200 đôi chim giống ban đầu, nay tôi nuôi 1.000 đôi chim bố mẹ. Bồ câu Pháp dễ nuôi, tốn ít thời gian chăm sóc lại cho thu nhập ổn định nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư cho con vật này”, ông Nguyễn Thế Hường, một trong những người đầu tiên ở xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) thành công với mô hình nuôi chim bồ câu cho biết như vậy.

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.

Cá tra Việt Nam mặc dù đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng từ 5 năm nay, ngành này liên tục gặp khó khăn: Sản lượng sút giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nông dân “treo” ao...