Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu Tiên Cứu Trợ Ngành Chăn Nuôi Và Thủy Sản

Ưu Tiên Cứu Trợ Ngành Chăn Nuôi Và Thủy Sản
Ngày đăng: 02/07/2012

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường.

Vấn đề ưu tiên là đề nghị Chính phủ có các biện pháp cứu trợ ngành chăn nuôi và thủy sản.

Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới

Theo phân tích của Bộ NNPTNT, giá các loại nông sản của nước ta giảm mạnh trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung ở các mặt hàng xuất khẩu, có giá cả phụ thuộc rất lớn vào giá cả của thị trường thế giới. Khi giá cả trên thị trường thế giới suy giảm đã kéo giá nông sản nước ta giảm theo. Trong khi đó, sản xuất trong nước vẫn tiếp tục gia tăng về sản lượng, cộng thêm khó khăn của các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại nông, lâm, thuỷ sản, càng khiến cho giá các mặt hàng này bị suy giảm nhanh chóng.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Việc thị trường biến động không hẳn là phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan, mà có những nguyên nhân khách quan, nhất là khi ta tham gia rất sâu vào thị trường quốc tế. Do đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải làm ra các loại hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn nữa. Đồng thời, chúng tôi đang nỗ lực xúc tiến thương mại, tìm kiếm và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường mới để tránh những biến động rủi ro về thị trường”.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, sau khi làm việc với một số địa phương, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu Bộ NNPTNT đã họp và báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải để bàn một số giải pháp hỗ trợ thị trường cho các mặt hàng nông sản. Ông Phát cũng cho biết: “Hiện nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo để các bộ làm rõ hơn quy chế thực hiện, theo đó giải pháp đối với từng ngành hàng sẽ khác nhau, từ cây lúa, dừa cho đến cá tra…”.

Cần hàng chục nghìn tỷ đồng

Về việc, nhiều ngành từ lúa gạo, thủy sản đến chăn nuôi đều đưa ra các gói đề xuất hỗ trợ tới hàng nghìn tỷ đồng, ông Cao Đức Phát cho biết: “Đúng là hiện các ngành như thuỷ sản, chăn nuôi đang đề xuất có những gói hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng. Đây là những gói hỗ trợ chủ yếu liên quan đến cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để họ có thể thu mua các loại sản phẩm của bà con nông dân rồi tạm trữ lại, không để cho nông dân phải bán vội với giá thấp”.

Tập trung hỗ trợ theo 2 nhóm

Về các giải pháp hỗ trợ giá nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Đối với tất cả các loại cây, con phải tập trung vào hai nhóm: Đầu tiên, là các giải pháp thị trường thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp để thu mua và tiêu thụ thàng hóa trong nước, cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Mặt khác, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương hướng dẫn và thông tin cho bà con về tình hình thị trường để điều chỉnh phù hợp về quy mô sản xuất chủng loại”.

Cụ thể, theo ông Phát, Bộ NNPTNT đã đưa ra một số giải pháp dự định trình Thủ tướng Chính phủ là: Cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp; gia hạn nợ cho các doanh nghiệp đã vay nhưng chưa trả được và họ vẫn có triển vọng trả nợ trong tương lai; phối hợp tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Còn ở trong nước, các địa phương sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng về vật tư, con giống, quá trình nuôi để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cũng phải xem xét để hỗ trợ người chăn nuôi có liên quan đến tín dụng. 

Ông Phát cho biết thêm: “Ngoài ra, chúng tôi đã bàn rất nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực. Tuy nhiên, tất cả những giải pháp này sẽ được trình Thủ tướng xem xét, quyết định”.

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

26/12/2014
Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

26/12/2014
Đồng Tháp Tổ Chức Sản Xuất Vùng Nuôi Cá Theo Mô Hình Liên Kết Chuỗi Đồng Tháp Tổ Chức Sản Xuất Vùng Nuôi Cá Theo Mô Hình Liên Kết Chuỗi

Tuy nhiên, việc sản xuất và quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế: toàn tỉnh hiện có trên 1.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương cá tra giống, sản lượng giống cá tra sản xuất được 18,9 tỷ con cá bột (giảm 1,3 tỷ con so với cùng kỳ), 1,19 tỷ con cá giống (tăng 51 triệu con); giống cá tra bố mẹ thoái hóa do cận huyết nên tỷ lệ sống thấp, ảnh hưởng đến giá thành; công tác kiểm tra chất lượng con giống còn bỏ ngõ dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảo.

26/12/2014
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Của Khánh Hòa Đạt Hơn 17.100 Tấn, Vượt 8% Kế Hoạch Năm Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Của Khánh Hòa Đạt Hơn 17.100 Tấn, Vượt 8% Kế Hoạch Năm

Theo đó, sản lượng thủy sản nước ngọt là 71 tấn, nuôi nước mặn và nước lợ thu hoạch hơn 17.000 tấn. Sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi trồng đạt khá là tôm thẻ chân trắng dẫn đầu với khoảng 7.500 tấn; tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng.

26/12/2014
Nghề Đánh Bắt Mực “Không Giống Ai” Của Anh Tự Nghề Đánh Bắt Mực “Không Giống Ai” Của Anh Tự

Thời gian hành nghề của anh Tự khoảng 15 - 16 giờ đến tối. Ngồi trên bè, anh móc vào chân 2 - 3 sợi dây cước có con mồi là tôm ni-lông, hai tay dùng hai cái dĩa nhựa làm mái chèo khoác nước từ từ đi tới. Khi mực dính câu, “tín hiệu” báo vào bàn chân, anh kéo nhẹ lên và nhanh nhẹn “tóm cổ” con mực bỏ vào cái kết ngay sau lưng.

26/12/2014