Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu Tiên Cứu Trợ Ngành Chăn Nuôi Và Thủy Sản

Ưu Tiên Cứu Trợ Ngành Chăn Nuôi Và Thủy Sản
Ngày đăng: 02/07/2012

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường.

Vấn đề ưu tiên là đề nghị Chính phủ có các biện pháp cứu trợ ngành chăn nuôi và thủy sản.

Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới

Theo phân tích của Bộ NNPTNT, giá các loại nông sản của nước ta giảm mạnh trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung ở các mặt hàng xuất khẩu, có giá cả phụ thuộc rất lớn vào giá cả của thị trường thế giới. Khi giá cả trên thị trường thế giới suy giảm đã kéo giá nông sản nước ta giảm theo. Trong khi đó, sản xuất trong nước vẫn tiếp tục gia tăng về sản lượng, cộng thêm khó khăn của các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại nông, lâm, thuỷ sản, càng khiến cho giá các mặt hàng này bị suy giảm nhanh chóng.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Việc thị trường biến động không hẳn là phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan, mà có những nguyên nhân khách quan, nhất là khi ta tham gia rất sâu vào thị trường quốc tế. Do đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải làm ra các loại hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn nữa. Đồng thời, chúng tôi đang nỗ lực xúc tiến thương mại, tìm kiếm và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường mới để tránh những biến động rủi ro về thị trường”.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, sau khi làm việc với một số địa phương, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu Bộ NNPTNT đã họp và báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải để bàn một số giải pháp hỗ trợ thị trường cho các mặt hàng nông sản. Ông Phát cũng cho biết: “Hiện nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo để các bộ làm rõ hơn quy chế thực hiện, theo đó giải pháp đối với từng ngành hàng sẽ khác nhau, từ cây lúa, dừa cho đến cá tra…”.

Cần hàng chục nghìn tỷ đồng

Về việc, nhiều ngành từ lúa gạo, thủy sản đến chăn nuôi đều đưa ra các gói đề xuất hỗ trợ tới hàng nghìn tỷ đồng, ông Cao Đức Phát cho biết: “Đúng là hiện các ngành như thuỷ sản, chăn nuôi đang đề xuất có những gói hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng. Đây là những gói hỗ trợ chủ yếu liên quan đến cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để họ có thể thu mua các loại sản phẩm của bà con nông dân rồi tạm trữ lại, không để cho nông dân phải bán vội với giá thấp”.

Tập trung hỗ trợ theo 2 nhóm

Về các giải pháp hỗ trợ giá nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Đối với tất cả các loại cây, con phải tập trung vào hai nhóm: Đầu tiên, là các giải pháp thị trường thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp để thu mua và tiêu thụ thàng hóa trong nước, cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Mặt khác, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương hướng dẫn và thông tin cho bà con về tình hình thị trường để điều chỉnh phù hợp về quy mô sản xuất chủng loại”.

Cụ thể, theo ông Phát, Bộ NNPTNT đã đưa ra một số giải pháp dự định trình Thủ tướng Chính phủ là: Cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp; gia hạn nợ cho các doanh nghiệp đã vay nhưng chưa trả được và họ vẫn có triển vọng trả nợ trong tương lai; phối hợp tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Còn ở trong nước, các địa phương sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng về vật tư, con giống, quá trình nuôi để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cũng phải xem xét để hỗ trợ người chăn nuôi có liên quan đến tín dụng. 

Ông Phát cho biết thêm: “Ngoài ra, chúng tôi đã bàn rất nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực. Tuy nhiên, tất cả những giải pháp này sẽ được trình Thủ tướng xem xét, quyết định”.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Làm Chính Trong Ao Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Đạt Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Làm Chính Trong Ao Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Đạt Hiệu Quả

Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

24/11/2014
Hiệu Quả Mô Hình Đa Canh Hiệu Quả Mô Hình Đa Canh

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.

24/11/2014
Diện Tích Tôm Công Nghiệp Phát Triển Nhanh Nan Giải Bài Toán Hạ Tầng Diện Tích Tôm Công Nghiệp Phát Triển Nhanh Nan Giải Bài Toán Hạ Tầng

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.

24/11/2014
Tiền Giang Phát Triển Mạnh Nghề Sản Xuất Cá Rô Phi Giống Tiền Giang Phát Triển Mạnh Nghề Sản Xuất Cá Rô Phi Giống

Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.

24/11/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt

Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

24/11/2014