Ương Giống Thành Công Cá Chạch Lấu

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu”, do thạc sĩ Phan Phương Loan, giảng viên Trường đại học An Giang làm chủ nhiệm.
Qua 3 năm thực hiện tại xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên), kỹ thuật ương cá chạch lấu giống sau 60 ngày tuổi đạt tỷ lệ 40%; nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu tỷ lệ cá sống dao động từ 50-60%. Đồng thời, ương nuôi thương phẩm trong ao đất 12 tháng và nuôi bè trong 7 tháng.
Đề tài nhằm xây dựng quy trình công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu, góp phần chủ động sản xuất và cung cấp con giống có chất lượng cho người sản xuất trong các mô hình nuôi (bè và ao đất) và phát triển đa dạng loài nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Câu nói đùa của một bác nông dân tại hội nghị tổng kết dự án LIFSAP ở Hải Dương khiến hội trường được phen cười nghiêng ngả.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Hành là cây trồng chính ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát - Bình Định), được cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông, tổng diện tích hàng trăm hec ta. Ở vụ Hè này, toàn xã xuống giống hơn 81 ha hành, thu hoạch bán được giá cao, người trồng hành rất phấn khởi.

Không chỉ được bán ở những nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền, rau rừng còn được bán kèm với bánh xèo, thịt bò và bắt đầu chen chân vào siêu thị.

Đến thời điểm này, hồ chứa nước Thới Lới ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã xuống đến mực nước “chết”. Còn các giếng nước trên huyện đảo này hầu như bị nhiễm mặn khiến 130 ha hoa màu có khả năng bị hạn…