Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ương Cá Trê Lai Giống

Ương Cá Trê Lai Giống
Ngày đăng: 28/04/2014

Kỹ thuật nuôi cá giống không khó, điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước sạch, không nhiễm các kim loại nặng.

* 80 m2 lãi 50 triệu đ/năm

Theo chân ông Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Nguyễn Phúc Đức, chúng tôi có dịp tìm hiểu một nghề mới đang giúp người dân giàu lên từng ngày. Đó là nghề ương cá trê lai giống.

Dẫn chúng tôi đi thăm một vài gia đình SX tiêu biểu trong xã, ông Nguyễn Phúc Đức chia sẻ: “Khoảng năm 2005, một vài hộ trong xã đã bắt đầu thử nghiệm nuôi cá trê lai giống, thấy có hiệu quả nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng SX. Đến nay, do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, toàn xã đã có gần 300 hộ tham gia SX với hàng chục nghìn m2 ao nuôi, xuất bán hàng chục triệu con giống mỗi năm.”

Việc SX cá giống không tốn nhiều diện tích, đầu tư thấp, chỉ với vài chục mét vuông trong khuôn viên nhà, đã có thể làm nên những ô nuôi cá trê lai giống một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Điển hình như gia đình chị Bùi Thị Xuân ở khu 4, xã Đại Đồng mới chỉ ương nuôi cá trê lai giống được gần 3 năm nay. Nhờ đầu tư có hiệu quả, đến nay gia đình chị đã có của ăn của để.

Chị Xuân chia sẻ: "Với 80 m2 sân nhà, tôi đầu tư xây 10 bể cá và mua cá giống hết hơn 20 triệu. Năm 2013, với 10 bể cá này gia đình tôi thu lãi 50 triệu đồng. Bản thân tôi nhận thấy nuôi cá trê lai giống khá đơn giản.

Chỉ cần cẩn thận, chăm sóc kỹ một chút, theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng bệnh nấm và đường ruột cho cá, cá sẽ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, năm nay gia đình tôi quyết định mở rộng diện tích, xây dựng trang trại nuôi cá giống và chim cút. Hy vọng sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả.”

Anh Ngô Văn Dần, một người có diện tích nuôi cá vào dạng lớn nhất xã và cũng là người có thâm niên trong nghề chia sẻ thêm: "Nuôi cá trê lai vừa đơn giản nhưng cũng khá phức tạp. Đơn giản ở chỗ chỉ với mấy chục mét vuông trong sân nhà là đã có thể xây những bể cá giống và chi phí đầu tư ban đầu cũng thấp.

Nhưng phức tạp ở chỗ trong kỹ thuật nuôi cá con có nhiều nhiều điều cần chú ý. Chúng cực kỳ nhạy cảm với thời tiết và nhiệt độ. Nóng quá, lạnh quá hay đang nắng lại mưa đều làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá".

Anh Dần là một trong nhiều hộ vươn lên khá giả nhờ nghề ương cá trê lai giống. Với diện tích nhỏ ban đầu trong sân nhà, anh vay mượn anh em trong nhà và bà con hàng xóm để đầu tư xây dựng bể nuôi cá giống.

Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu phương pháp nuôi hiệu quả. Đến nay, sau 7 năm bước vào nghề, gia đình anh đã có hàng trăm m2 diện tích ương nuôi cá giống bao gồm cả bể nuôi trong sân và ao nuôi quanh nhà, cho gia đình anh thu nhập ổn định.

Theo anh Dần, kỹ thuật nuôi cá giống không khó, điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước sạch, không nhiễm các kim loại nặng, mỗi ngày phải thay nước hai lần cho cá con. Nếu người nuôi chỉ cần bất cẩn quên không thay nước hay vô tình làm nước nhiễm bẩn thì cá con sẽ bị ảnh hưởng ngay tức khắc.

Cá con cũng gặp khá nhiều bệnh như nổi đầu, đốm đỏ, khoang thân, trùng bánh xe, sán lá... Nếu không có kinh nghiệm trong nuôi trồng, quản lý dịch bệnh mà để cá mắc bệnh chết rất nhanh chóng, có thể mất trắng chỉ trong 1 đêm.

Mặc dù hiệu quả kinh tế đem lại là khá lớn, tuy nhiên việc SX cá giống của người dân vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, nguy cơ ô nhiễm môi trường, giá cả cá giống thường xuyên biến động trong khi chi phí đầu vào liên tục tăng cao đang ảnh hưởng không nhỏ tới SX.

"SX cá giống đã và đang mang lại nguồn thu lớn, người dân ở đây ai đã nuôi đều muốn mở rộng diện tích và quy mô. Điều mong muốn lớn nhất của chúng tôi là được cấp trên tạo điều kiện để việc dồn điền đổi thửa làm trang trại nuôi cá giống được thuận lợi. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu, để nghề này ngày càng phát triển", ông Nguyễn Phúc Đức tâm sự.


Có thể bạn quan tâm

Phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn Phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn

Nghệ An đang đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn.

12/11/2015
Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm, chiếm hơn 40% tổng số lồng nuôi của cả nước. Trong đó, huyện Vạn Ninh có khoảng 10.000 lồng, TP. Cam Ranh hơn 7.000 lồng, TP. Nha Trang khoảng 3.000 lồng...

12/11/2015
Hơn 300 ha mặt nước ở Tuy Phước bị ngọt hóa nhiễm phèn nặng người nuôi trồng thủy sản chờ giải pháp bền vững Hơn 300 ha mặt nước ở Tuy Phước bị ngọt hóa nhiễm phèn nặng người nuôi trồng thủy sản chờ giải pháp bền vững

Hơn 300 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) - chủ yếu là tôm, cá - tại thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (Tuy Phước - Bình Định) bị nhiễm phèn nặng nên người NTTS tại đây thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ.

12/11/2015
Nhiều diện tích lúa tôm bị thiệt hại do nắng nóng mặn xâm nhập Nhiều diện tích lúa tôm bị thiệt hại do nắng nóng mặn xâm nhập

Theo Sở NN&PTNT, tình hình xuống giống vụ lúa - tôm của nông dân hiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi, xâm nhập mặn…

12/11/2015
Nông dân Quỳnh Lưu đầu tư nuôi vụ 3 Nông dân Quỳnh Lưu đầu tư nuôi vụ 3

Sau khi thu hoạch xong tôm vụ 2, nhiều gia đình ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục đầu tư nuôi tôm vụ 3, với kỳ vọng tôm sẽ tăng giá trở lại.

12/11/2015