Ương Cá Tra Từ Bột Lên Cá Tra Giống Đạt Tỷ Lệ Sống Cao

Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.
Đại biểu tham dự được nghe báo cáo kết quả thực hiện mô hình của ông Nguyễn Thành Hiếu, ấp Tân Nghĩa, Tân Nhuận Đông và ông Lê Hoàng Chiêu, ấp An Hưng, An Khánh, huyện Châu Thành cùng báo cáo đánh giá của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật mô hình. Mô hình nuôi đạt tỷ lệ sống trên 27%, cao hơn so với sản xuất bên ngoài từ 7-10% và cá lớn nhanh.
Ông Văng Đắt Phuông - Quyền Giám đốc Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ đánh giá mô hình đạt yêu cầu đề ra, người dân đã áp dụng theo đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật là thả giống với mật độ hợp lý, cá lớn nhanh, tỷ lệ sống đạt theo yêu cầu; cán bộ chỉ đạo thường xuyên sâu sát với nông dân; nguồn con giống đạt chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và đặc biệt là quyết tâm của người dân tham gia mô hình. Ông Phương đề nghị nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ thuốc, hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Thế nhưng, kết quả mang lại chưa như mong muốn. Dịch bệnh cứ tái đi, tái lại làm cho nhà vườn bất an, thậm chí có nơi đã nản lòng và quyết định đốn bỏ đến gần 50% diện tích.