Ươm Cao Su Giống, Thu Tiền Tỷ

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Nói về quá trình chuyển đổi của mình, ông Đông kể: “Gia đình tôi có 5ha đất, trước đây trồng sắn (mì). Nhưng giá mì quá thấp nên năm 1995 gia đình tôi cải tạo đất lập vườn để trồng nhãn da bò. Thời điểm đó nhãn có giá, cuộc sống của gia đình tôi khá hơn nhiều”.
Nhưng những năm gần đây giá nhãn bấp bênh, có lúc xuống rất thấp nên ông lại quyết định chuyển sang trồng cây mới. Sau những lần sang Lào thăm con (con trai ông là kỹ thuật viên ươm cao su cho Công ty Hoàng Anh Gia Lai), thấy nhu cầu cây giống ở đây rất lớn, ông ký hợp đồng ươm cây giống xuất qua Lào.
Tháng 3.2011, ông vay tiền ngân hàng và gọi con về giúp ông cải tạo 0,5ha đất trồng nhãn làm vườn ươm cao su. Ông trồng 100 ngàn bầu cao su được ươm từ hạt và lai ghép chủ yếu 3 loại: Lai hoa 952, GT1 và B260.
Ông cho biết, cao su từ lúc ươm đến lúc xuất bán khoảng 9 tháng, giá hiện nay 12.000 đồng/cây, vườn ươm cao su của ông thu 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí ông lãi trên 700 triệu đồng. Hiện ông đang hùn với một người bạn ươm 120.000 cây trên diện tích 0,6ha, khi xuất bán sẽ thu trên 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi trên 800 triệu đồng.
Không những làm kinh tế giỏi, ông Đông còn là Ủy viên Ban Thường vụ Hội ND xã Trường Đông. Vào vụ mùa sản xuất, ông lại gác công việc của gia đình để cùng với cán bộ tín dụng đi giải ngân cho bà con. Ai chưa rành thủ tục vay vốn, ông hướng dẫn cẩn thận...
Với các hộ nghèo trong xã, ông thường tới lui vận động, hướng dẫn cách làm ăn, làm thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Với trách nhiệm của mình, đến nay ông đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay trên 8,261 tỷ đồng.
18 năm làm công tác Hội ND, năm nào ông Đông cũng được khen thưởng…”- ông Huỳnh Văn Thận - Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Thành cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

Nhiều người dân ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) phản ánh về việc, trước đây họ ký kết hợp đồng với Công ty CP Tín Đạt Thành, có trụ sở tại TP Đông Hà trồng giống ngô Sugar 75 (người dân gọi là "ngô ngọt") sẽ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).