Ươm Cao Su Giống, Thu Tiền Tỷ

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Nói về quá trình chuyển đổi của mình, ông Đông kể: “Gia đình tôi có 5ha đất, trước đây trồng sắn (mì). Nhưng giá mì quá thấp nên năm 1995 gia đình tôi cải tạo đất lập vườn để trồng nhãn da bò. Thời điểm đó nhãn có giá, cuộc sống của gia đình tôi khá hơn nhiều”.
Nhưng những năm gần đây giá nhãn bấp bênh, có lúc xuống rất thấp nên ông lại quyết định chuyển sang trồng cây mới. Sau những lần sang Lào thăm con (con trai ông là kỹ thuật viên ươm cao su cho Công ty Hoàng Anh Gia Lai), thấy nhu cầu cây giống ở đây rất lớn, ông ký hợp đồng ươm cây giống xuất qua Lào.
Tháng 3.2011, ông vay tiền ngân hàng và gọi con về giúp ông cải tạo 0,5ha đất trồng nhãn làm vườn ươm cao su. Ông trồng 100 ngàn bầu cao su được ươm từ hạt và lai ghép chủ yếu 3 loại: Lai hoa 952, GT1 và B260.
Ông cho biết, cao su từ lúc ươm đến lúc xuất bán khoảng 9 tháng, giá hiện nay 12.000 đồng/cây, vườn ươm cao su của ông thu 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí ông lãi trên 700 triệu đồng. Hiện ông đang hùn với một người bạn ươm 120.000 cây trên diện tích 0,6ha, khi xuất bán sẽ thu trên 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi trên 800 triệu đồng.
Không những làm kinh tế giỏi, ông Đông còn là Ủy viên Ban Thường vụ Hội ND xã Trường Đông. Vào vụ mùa sản xuất, ông lại gác công việc của gia đình để cùng với cán bộ tín dụng đi giải ngân cho bà con. Ai chưa rành thủ tục vay vốn, ông hướng dẫn cẩn thận...
Với các hộ nghèo trong xã, ông thường tới lui vận động, hướng dẫn cách làm ăn, làm thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Với trách nhiệm của mình, đến nay ông đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay trên 8,261 tỷ đồng.
18 năm làm công tác Hội ND, năm nào ông Đông cũng được khen thưởng…”- ông Huỳnh Văn Thận - Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Thành cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.