Ươm Cao Su Giống, Thu Tiền Tỷ

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Nói về quá trình chuyển đổi của mình, ông Đông kể: “Gia đình tôi có 5ha đất, trước đây trồng sắn (mì). Nhưng giá mì quá thấp nên năm 1995 gia đình tôi cải tạo đất lập vườn để trồng nhãn da bò. Thời điểm đó nhãn có giá, cuộc sống của gia đình tôi khá hơn nhiều”.
Nhưng những năm gần đây giá nhãn bấp bênh, có lúc xuống rất thấp nên ông lại quyết định chuyển sang trồng cây mới. Sau những lần sang Lào thăm con (con trai ông là kỹ thuật viên ươm cao su cho Công ty Hoàng Anh Gia Lai), thấy nhu cầu cây giống ở đây rất lớn, ông ký hợp đồng ươm cây giống xuất qua Lào.
Tháng 3.2011, ông vay tiền ngân hàng và gọi con về giúp ông cải tạo 0,5ha đất trồng nhãn làm vườn ươm cao su. Ông trồng 100 ngàn bầu cao su được ươm từ hạt và lai ghép chủ yếu 3 loại: Lai hoa 952, GT1 và B260.
Ông cho biết, cao su từ lúc ươm đến lúc xuất bán khoảng 9 tháng, giá hiện nay 12.000 đồng/cây, vườn ươm cao su của ông thu 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí ông lãi trên 700 triệu đồng. Hiện ông đang hùn với một người bạn ươm 120.000 cây trên diện tích 0,6ha, khi xuất bán sẽ thu trên 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi trên 800 triệu đồng.
Không những làm kinh tế giỏi, ông Đông còn là Ủy viên Ban Thường vụ Hội ND xã Trường Đông. Vào vụ mùa sản xuất, ông lại gác công việc của gia đình để cùng với cán bộ tín dụng đi giải ngân cho bà con. Ai chưa rành thủ tục vay vốn, ông hướng dẫn cẩn thận...
Với các hộ nghèo trong xã, ông thường tới lui vận động, hướng dẫn cách làm ăn, làm thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Với trách nhiệm của mình, đến nay ông đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay trên 8,261 tỷ đồng.
18 năm làm công tác Hội ND, năm nào ông Đông cũng được khen thưởng…”- ông Huỳnh Văn Thận - Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Thành cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, ngày 31-10 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2014 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của Chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công thương các tỉnh, thành. Theo dự kiến sẽ có 27 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước và cần phải có một bước đột phá lớn để có thể cung ứng đủ lượng sữa ra thị trường. Nhưng hiện tại, một số nông hộ chăn nuôi bò sữa tại TP.Hồ Chí Minh đang gặp khó trăm bề.

Để khai thác hiệu quả diện tích đất sản xuất, nâng cao thu nhập, tái tạo môi trường sinh thái thích hợp cho cây cà phê, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã chọn giải pháp trồng xen các loại cây ăn quả, cây rừng vào vườn cà phê. Cách làm này thực sự đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con nông dân.

Chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch là một trong những khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng tính cạnh tranh cho nông sản khi xuất bán ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người dân và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn thực hiện mua bán, thu hoạch bằng phương thức cũ, không theo quy trình nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sản phẩm nông sản.