Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ươm Cao Su Giống, Thu Tiền Tỷ

Ươm Cao Su Giống, Thu Tiền Tỷ
Ngày đăng: 17/02/2014

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Nói về quá trình chuyển đổi của mình, ông Đông kể: “Gia đình tôi có 5ha đất, trước đây trồng sắn (mì). Nhưng giá mì quá thấp nên năm 1995 gia đình tôi cải tạo đất lập vườn để trồng nhãn da bò. Thời điểm đó nhãn có giá, cuộc sống của gia đình tôi khá hơn nhiều”.

Nhưng những năm gần đây giá nhãn bấp bênh, có lúc xuống rất thấp nên ông lại quyết định chuyển sang trồng cây mới. Sau những lần sang Lào thăm con (con trai ông là kỹ thuật viên ươm cao su cho Công ty Hoàng Anh Gia Lai), thấy nhu cầu cây giống ở đây rất lớn, ông ký hợp đồng ươm cây giống xuất qua Lào.

Tháng 3.2011, ông vay tiền ngân hàng và gọi con về giúp ông cải tạo 0,5ha đất trồng nhãn làm vườn ươm cao su. Ông trồng 100 ngàn bầu cao su được ươm từ hạt và lai ghép chủ yếu 3 loại: Lai hoa 952, GT1 và B260.

Ông cho biết, cao su từ lúc ươm đến lúc xuất bán khoảng 9 tháng, giá hiện nay 12.000 đồng/cây, vườn ươm cao su của ông thu 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí ông lãi trên 700 triệu đồng. Hiện ông đang hùn với một người bạn ươm 120.000 cây trên diện tích 0,6ha, khi xuất bán sẽ thu trên 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi trên 800 triệu đồng.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Đông còn là Ủy viên Ban Thường vụ Hội ND xã Trường Đông. Vào vụ mùa sản xuất, ông lại gác công việc của gia đình để cùng với cán bộ tín dụng đi giải ngân cho bà con. Ai chưa rành thủ tục vay vốn, ông hướng dẫn cẩn thận...

Với các hộ nghèo trong xã, ông thường tới lui vận động, hướng dẫn cách làm ăn, làm thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Với trách nhiệm của mình, đến nay ông đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay trên 8,261 tỷ đồng.

18 năm làm công tác Hội ND, năm nào ông Đông cũng được khen thưởng…”- ông Huỳnh Văn Thận - Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Thành cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh

Ông Ngô Văn Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Liên (Hoà Vang, Đà Nẵng) cho biết, tại thôn Trường Định, xã Hoà Liên, có 33 hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 26ha. Hiện nay, con tôm đang ở thời kỳ từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi. Gần đây, bỗng dưng tôm chết hàng loạt làm cho người nuôi điêu đứng.

17/07/2015
Lão nông làm máy chế biến nữ hoàng quả khô mắc ca Lão nông làm máy chế biến nữ hoàng quả khô mắc ca

Ông Lê Thanh Trị (58 tuổi), ở xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa công bố chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca. Chưa hết, ông Trị còn sắp cho ra đời thêm 2 loại máy là máy tách vỏ cứng, máy sấy mắc ca, để hoàn thành dây chuyền bóc tách vỏ và sấy khô mắc ca.

17/07/2015
Hậu quả của lạm dụng canh tác Hậu quả của lạm dụng canh tác

Hàng chục ha thanh long bị thối rễ, teo tóp cành là do nguyên nhân gì? Viện Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu đất, rễ để xét nghiệm…

17/07/2015
Đề nghị Bộ Công Thương lấp lỗ hổng nhập khẩu đường Đề nghị Bộ Công Thương lấp lỗ hổng nhập khẩu đường

Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có văn bản gửi các Bộ: Công Thương, Tài chính và NN&PTNT đề nghị bổ sung các quy định để có điều kiện quản lý Thông tư 08 về nhập khẩu đường của Bộ Công Thương.

17/07/2015
Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững

6 tháng đầu năm 2015, tình hình tôm nuôi nước lợ từ Bắc tới Nam khá ảm đạm, người nuôi khắp nơi treo ao. Xuất khẩu tôm cũng gặp khó khăn không kém. Tìm giải pháp giúp dân, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị… được nhiều đại biểu đặt ra tại Hội nghị phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bạc Liêu chiều 13-7.

17/07/2015