Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát Bay Xa

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Anh Thắng tâm sự: “Năm 1998, Nhà nước có chủ trương cho nông dân thuê đất thành lập trang trại, tôi và một số bà con mạnh dạn thuê đất trồng xoài, giống được lấy từ miền Nam. Do đây là một vùng đất cát, lại không có điện, nước nên thời gian đầu, để cây xoài sống được, chúng tôi phải gánh từng thùng nước về tưới. Sau một thời gian, cây xoài phát triển tốt nhưng đợi mãi vẫn không thấy ra hoa, chúng tôi phải vào tận miền Nam mời chuyên gia về. Rồi cây xoài cũng đã ra hoa đậu quả trong niềm vui vô bờ của chúng tôi”.
Vài năm nay, với sự hỗ trợ từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh, người trồng xoài được chuyển giao quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất và chất lượng xoài cát Phù Cát đã được nâng cao; được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP nên giá trị tăng hơn trước rất nhiều.
Giống xoài cát Phù Cát có nguồn gốc là giống xoài cát Hòa Lộc, được đưa về từ miền Nam, do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và kỹ thuật đầu tư chăm sóc của bà con nông dân, xoài cát ở Phù Cát thường ra hoa, tạo quả muộn hơn các vùng trồng xoài khác từ 1 đến 2 tháng. Hơn nữa, hương vị của xoài cát được trồng ở đây cũng khác rất nhiều so với xoài cát Hòa Lộc được trồng ở các tỉnh phía Nam. Những đặc điểm trên đã tạo nên một “thương hiệu” xoài mang tên xoài cát Phù Cát.
Theo anh Thắng, tuy xoài cát Phù Cát đã có thương hiệu riêng nhưng thị trường tiêu thụ vẫn còn hạn hẹp, giá bán vẫn chưa bằng với xoài cát Hòa Lộc. Vì thế, ước mơ của tôi là làm sao đưa được thương hiệu xoài cát Phù Cát bay xa. Để thực hiện được ước mơ này, anh đã thành lập công ty chuyên mua xoài cát Phù Cát bán ra thị trường. Trước đây, những khách hàng mua với số lượng lớn, họ yêu cầu phải có hóa đơn và chứng minh nguồn gốc sản phẩm, nhưng người nông dân thì không thể làm được, nên xoài cát Phù Cát chưa thể đi xa.
Ngoài ra, anh Thắng còn ấp ủ một dự định táo bạo là sản xuất rượu vang xoài. Anh chia sẻ: “Diện tích trồng xoài của huyện Phù Cát tương đối lớn, gần 250 ha. Vào mùa thu hoạch, ngoài số lượng xoài đủ tiêu chuẩn xuất ra thị trường, còn tồn lại một lượng lớn xoài không đủ tiêu chuẩn, người trồng xoài bán với giá rẻ, nhiều khi phải đổ bỏ rất lãng phí. Tôi đang nghiên cứu cách làm rượu vang từ xoài, nếu thành công sẽ giúp cho người dân trồng xoài có thêm nguồn thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm
Quá trình khai thác những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh đồng hành cùng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Tháp Mười tiến đến đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng hoa học công nghệ, sản xuất an toàn.

Nhằm nâng cao nhận thức của hội viên nông dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh đã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng.

Cơn mưa to chiều ngày 3/5/2015 trên địa bàn huyện Cao Lãnh đã làm đổ ngã trên 200ha lúa hè thu sớm, trong đó khoảng 70% bị đổ ngã hoàn toàn, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Hội Trung và Mỹ Thọ.

Nhà vườn cho biết, hiện nay giá ổi lê trên địa bàn huyện tiếp tục giảm mạnh. Thương lái chỉ thu mua với giá khoảng 1 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng vài tháng trở lại đây, với mức giá này thì hầu như nhà vườn trồng ổi lê phải chịu thua lỗ, nên nhà vườn đã hạn chế tái đầu tư sản xuất.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm giảm mạnh cùng với những biến động của tỷ giá đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền khác đã làm cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh.