Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ước Mơ Đưa Phòng Thí Nghiệm Gần Dân

Ước Mơ Đưa Phòng Thí Nghiệm Gần Dân
Ngày đăng: 20/01/2015

“Cây giống sản xuất bằng nuôi cấy mô có giá thành cao hơn so với sản xuất truyền thống, nhưng có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng đều và sản xuất với số lượng lớn được”, anh Ngô Quang Hưởng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ươm Mầm Việt (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa), chia sẻ.

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô, anh Hưởng luôn trăn trở về việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất để giảm chi phí cho người nông dân.
* Để giảm giá thành
Thăm phòng nuôi cấy mô của Công ty TNHH một thành viên Ươm Mầm Việt, thấy khá lạ so với những phòng nuôi cấy mô ở nhiều nơi. Trên các kệ, thay vì những chai thủy tinh đựng mẫu cấy mô thì ở đây chỉ là bịch ny-lông. Anh Hưởng giải thích: “Sử dụng bịch ny-lông thay cho chai thủy tinh để đựng giảm chi phí đáng kể. Với chai thủy tinh phải tốn tiền nhân công xúc rửa, tiền nước, khi đưa vào hấp tiệt trùng chai thủy tinh chỉ được 30 lít, trong khi đó bịch ny-lông hấp được tới 100 lít”.
Với những tính toán thay thế các vật dụng khá cụ thể như vậy, anh Hưởng đã giảm được giá thành sản phẩm khá nhiều. Cụ thể, mỗi cây chuối giống trên thị trường có giá 12 ngàn đồng thì công ty anh cung cấp cho nông dân chỉ mức giá 10 ngàn đồng/ cây. Anh Hưởng còn cho hay, đang xây dựng phương án đưa phòng thí nghiệm gần với dân để tiếp tục giảm giá thành sản phẩm nữa.
Theo anh Hưởng, việc đưa phòng thí nghiệp gần dân và phối hợp với nông dân để sản xuất như vậy anh đỡ được vốn đầu tư, còn nông dân thì có được sản phẩm giá rẻ do bỏ công cùng làm. Phía công ty anh đảm nhiệm những khâu quan trọng trong phòng thí nghiệm, còn các công việc chăm sóc cây giống sau khi ra vườn ươm cũng như những công việc lao động phổ thông khác thì người dân thực hiện.
* Có duyên với cây dược liệu
Hiện tại doanh nghiệp của anh Hưởng đang sản xuất mạnh cây chuối giống cung cấp cho người dân trong và ngoài tỉnh. Hàng năm, trung bình 6 tháng đầu năm công ty anh sản xuất khoảng 600 ngàn cây chuối giống, sang 6 tháng cuối năm khoảng 120 - 150 ngàn cây cung cấp cho thị trường. Ngoài cây chuối, một số cây trồng dùng làm dược liệu cũng đang được công ty anh tập trung sản xuất giống cho các doanh nghiệp.
Anh Hưởng thừa nhận mình có duyên với những cây dược liệu. Hàng năm, các đơn vị đặt hàng trên 200 ngàn cây bạc hà giống, 300 ngàn cây đinh lăng, hơn 30 ngàn cây gấc lai và vài trăm ngàn cây hoắc hương. Các sản phẩm cây giống dược liệu này chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp ở Hà Nội, Phú Yên và Bình Thuận.
Anh Hưởng tâm sự: “Giá trị của những cây dược liệu này khá cao nhưng chi phí đầu tư nhiều. Vì vậy, mới chỉ các doanh nghiệp có trường vốn sản xuất, còn nông dân thì chưa “đụng” vào được”. Anh Hưởng cũng cho biết thêm, hơn một năm nay anh đang thí nghiệm việc nhân giống tiêu sạch có năng suất tốt để cung cấp cho những vùng trồng tiêu trong tỉnh. Hiện chương trình này đang trong quá trình theo dõi.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014
Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

28/10/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

28/10/2014
Anh Tuấn Anh Tuấn "Cá Bống"

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.

28/10/2014