Ứng Dụng Vi Sinh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Sáng 19/5 tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phối hợp với trường Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ mở lớp tập huấn Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Tham gia tập huấn là các giảng viên, cán bộ khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản đến từ các viện và trường đại học trên cả nước.
Mục đích của lớp tập huấn nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức về phòng chống dịch bệnh trong nuôi tôm, nuôi cá cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên về thủy sản của Việt Nam.
Thông qua lớp tập huấn, các chuyên gia đầu ngành về sinh học của trường Đại học Ghent đã cho thấy vi sinh có vai trò quan trọng như thế nào đối với đối tượng nuôi. Các chuyên gia nhấn mạnh đến tác dụng của vi sinh trong phòng chống ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng của vật nuôi. Trên cơ sở đó, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ý kiến của nhiều nghiên cứu viên tham gia khóa tập huấn, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu hạn chế được dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, người nuôi hầu hết đều thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả vật nuôi. Lớp tập huấn là cơ hội cho các nhà nghiên cứu có thêm kiến thức để hướng dẫn người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) xã Cát Minh (huyện Phù Cát) đã không ngừng củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp hội viên nông dân (HVND), đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi và đã đạt được kết quả tích cực.

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm vì chạy theo lợi nhuận đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng. Để khẳng định uy tín thương hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ để cho ra những loại nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng.

Chăn nuôi nông hộ là mắt xích quan trọng trong cấu trúc ngành chăn nuôi khi cung cấp 2/3 số lượng thực phẩm ra thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc phụ thuộc nhập khẩu con giống, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… khó khăn lớn nhất hiện nay của chăn nuôi nông hộ là chi phí thức ăn tăng cao và thiếu vốn sản xuất.

Chưa năm nào trái cây lại nhiều và rẻ như năm nay. Khắp các chợ, trái cây nhiều ê hề, ngon và đẹp bày ra trước mắt người tiêu dùng nhưng sức mua không tăng khiến giá các loại trái cây liên tục giảm mạnh.

Trong đó, Khánh Hòa có 169 hang, Bình Định 16, Quảng Nam 9, Quảng Bình 4, Quảng Ngãi 3, Phú Yên 13, Ninh Thuận 9, Côn Đảo 14... Khánh Hòa là tỉnh có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ với nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống.