Ứng Dụng Vi Sinh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Sáng 19/5 tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phối hợp với trường Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ mở lớp tập huấn Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Tham gia tập huấn là các giảng viên, cán bộ khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản đến từ các viện và trường đại học trên cả nước.
Mục đích của lớp tập huấn nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức về phòng chống dịch bệnh trong nuôi tôm, nuôi cá cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên về thủy sản của Việt Nam.
Thông qua lớp tập huấn, các chuyên gia đầu ngành về sinh học của trường Đại học Ghent đã cho thấy vi sinh có vai trò quan trọng như thế nào đối với đối tượng nuôi. Các chuyên gia nhấn mạnh đến tác dụng của vi sinh trong phòng chống ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng của vật nuôi. Trên cơ sở đó, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ý kiến của nhiều nghiên cứu viên tham gia khóa tập huấn, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu hạn chế được dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, người nuôi hầu hết đều thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả vật nuôi. Lớp tập huấn là cơ hội cho các nhà nghiên cứu có thêm kiến thức để hướng dẫn người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.