Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc

Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc
Ngày đăng: 10/07/2014

Hiện nay, Tiền Giang phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng được hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, giải quyết được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thương phẩm trên thị trường.

Tỉnh đã ứng dụng rộng rãi kỹ thuật gieo tinh nhân tạo, nhằm cải thiện giống cho đàn heo địa phương theo hướng "nạc hóa", tăng trọng nhanh, giảm được thời gian chăn nuôi heo thịt, tăng chu kỳ quay của đồng vốn trong chăn nuôi.

Tỉnh áp dụng mô hình hầm ủ khí sinh học trong chăn nuôi, nhằm giảm được ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất, tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong kinh tế hộ.

Bên cạnh đó, tỉnh đang nhân rộng mô hình "đệm lót sinh thái" và nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học không chỉ giải quyết môi trường chăn nuôi, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho người nuôi mà còn giúp nâng chất lượng sản phẩm thịt heo, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.

Thông qua Dự án "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" và Dự án "Nâng chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và chương trình phát triển khí sinh học" được triển khai trên địa bàn trong thời gian qua, toàn tỉnh xây dựng được gần 7.000 công trình khí sinh học tại gần 7.000 hộ chăn nuôi gia súc, góp phần xử lý hữu hiệu chất thải chăn nuôi, tạo nguồn năng lượng sạch phục vụ sinh hoạt hoặc sản xuất.

Theo khảo sát, mô hình trên tiết kiệm 2,2 triệu đồng tiền chất đốt/hộ và mỗi tháng tiết kiệm được từ 300.000 - 400.000 đồng đối với hộ chạy máy phát điện, chưa kể chất thải chăn nuôi qua xử lý từ công nghệ khí sinh học còn tạo ra khối lượng lớn phân hữu cơ tốt để bón cho cây trồng, cải tạo đất đai.

Đặc biệt, mô hình ứng dụng chăn nuôi an toàn sinh học và "đệm lót sinh học" giúp mỗi hộ chăn nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất từ 250.000 - 300.000 đồng/con sau chu kỳ 3 tháng nuôi. Hiện nay, mô hình này đang được thực hiện thí điểm ở hàng chục hộ trên địa bàn tỉnh để đúc kết nhân rộng.

Để đưa công tác chuyển giao kỹ thuật vào chiều sâu, giúp nâng cao trình độ và kỹ năng sản xuất, chăn nuôi cho bà con trong tỉnh, góp phần đưa ngành chăn nuôi heo vượt qua khó khăn để phát triển bền vững, trong năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức 1.000 cuộc tập huấn, hội thảo thu hút khoảng 30.000 lượt hộ nông dân tham gia, trong đó chú trọng đến những mô hình sản xuất, chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng đệm lót sinh học, kết hợp hầm ủ khí sinh học để giải quyết môi trường, trồng trọt và chăn nuôi theo hướng VietGAP...

Nhờ những tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong quá trình chăn nuôi vừa giảm chi phí vừa tăng được lợi nhuận nên trong thời gian qua mặc dù giá cả tiêu thụ có lúc không ổn định, nhưng tình hình chăn nuôi heo vẫn đạt tăng trưởng khá.

Hiện tổng đàn heo trong tỉnh đạt trên 584.000 con, tăng 1,5% so cùng kỳ năm trước và tăng gần gấp đôi so với thời điểm cách đây 20 năm. Đáng mừng là gần đây giá heo hơi đang hồi phục và đứng ở mức cao, từ 5 triệu đồng đến 5,3 triệu đồng/tạ/con.

Với giá này, mỗi tạ heo hơi xuất chuồng người chăn nuôi lãi từ 1,1 - 1,5 triệu đồng. Những hộ chăn nuôi theo ngưỡng an toàn sinh học hoặc sử dụng "đệm lót sinh học" lãi từ 1,5 triệu đồng/tạ heo hơi trở lên, nên bà con phấn khởi.


Có thể bạn quan tâm

Đạm Cà Mau Hấp Dẫn Ngân Hàng Đạm Cà Mau Hấp Dẫn Ngân Hàng

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

26/11/2014
Củ Dền Đà Lạt Giá Cao Kỷ Lục Củ Dền Đà Lạt Giá Cao Kỷ Lục

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

26/11/2014
Mía Trắng Đồng, Dân Trắng Tay Mía Trắng Đồng, Dân Trắng Tay

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

26/11/2014
Đồng Tháp Tạo Đột Phá 5 Nhóm Nông Sản Đồng Tháp Tạo Đột Phá 5 Nhóm Nông Sản

Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

26/11/2014
Chặt Cây Rừng, Thu Hoạch Quả Non Bán Cho Thương Lái Trung Quốc Chặt Cây Rừng, Thu Hoạch Quả Non Bán Cho Thương Lái Trung Quốc

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.

20/06/2014