Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp tưới tiết kiệm nước
Toàn huyện Khánh Sơn có hơn 530 ha cà phê, trong đó 320 ha trong giai đoạn kinh doanh, 128 ha trong giai đoạn kiến thiết và 88 ha trồng mới. Từ điều kiện tương đồng về tự nhiên, địa hình và khí hậu của Khánh Sơn so với Tây Nguyên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai thực hiện đề tài với việc lựa chọn công nghệ tưới nước tiết kiệm và bón phân qua nước trong thâm canh cây cà phê (của Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên) ứng dụng cho nông dân trồng cà phê tại Khánh Sơn. Đề tài sẽ xây dựng mô hình ứng dụng giúp nông dân nắm rõ hơn về kỹ thuật thâm canh cà phê sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, cải tiến phù hợp với quy trình kỹ thuật sẽ giúp nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh, nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sản lượng cà phê, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp tại Khánh Sơn.
Có thể bạn quan tâm

300 cây bơ giống Cuba vào trồng xen tại vườn cà phê có diện tích 3,5 ha hiện đang bước vào giai đoạn kinh doanh,với giá bán ra thị trường lên đến 80.000 đồng/kg

Với vườn cam lòng vàng (cam Vinh) trên 1.100 cây được chăm sóc hiệu quả, trung bình mỗi năm, gia đình ông Trần Duy Hà có thể thu về cả tỷ đồng

Người được mệnh danh này chính là ông Lý Văn Bon, người đầu tiên ở vùng đất ĐBSCL đưa con cá thát lát cườm từ ao hầm sang nuôi lồng bè trên dòng sông Hậu

Qua tìm hiểu, nhận thấy mô hình nuôi thỏ New Zaeland mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Chanh quyết định đầu tư phát triển kinh tế theo hướng này

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đã mang lại cho gia đình anh Phan Trí Khái (ngụ xã Giai Xuân, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) nguồn lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.