Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp tưới tiết kiệm nước
Toàn huyện Khánh Sơn có hơn 530 ha cà phê, trong đó 320 ha trong giai đoạn kinh doanh, 128 ha trong giai đoạn kiến thiết và 88 ha trồng mới. Từ điều kiện tương đồng về tự nhiên, địa hình và khí hậu của Khánh Sơn so với Tây Nguyên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai thực hiện đề tài với việc lựa chọn công nghệ tưới nước tiết kiệm và bón phân qua nước trong thâm canh cây cà phê (của Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên) ứng dụng cho nông dân trồng cà phê tại Khánh Sơn. Đề tài sẽ xây dựng mô hình ứng dụng giúp nông dân nắm rõ hơn về kỹ thuật thâm canh cà phê sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, cải tiến phù hợp với quy trình kỹ thuật sẽ giúp nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh, nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sản lượng cà phê, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp tại Khánh Sơn.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.

Nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc (thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) thường xuyên tìm những loại cây trồng mới, ứng dụng kỹ thuật mới để cho ra sản phẩm chất lượng. Mãng cầu đang là sản phẩm nổi bật của tổ hợp tác này.
Ông Trương Văn Đôn là người đã biết cách làm giàu từ 3 ha trồng cây na cho thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, những ngày tới, trên địa bàn chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp bị nén bởi lưỡi áp cao lạnh lục địa và đới gió Đông trên cao có xu thế hoạt động mạnh lên, nên từ ngày 15-19/9, sẽ xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng toàn tỉnh.

Ngày 9/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai đã công bố kết quả kiểm tra, giám sát đối với 6 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Biên Hòa.