Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp tưới tiết kiệm nước
Toàn huyện Khánh Sơn có hơn 530 ha cà phê, trong đó 320 ha trong giai đoạn kinh doanh, 128 ha trong giai đoạn kiến thiết và 88 ha trồng mới. Từ điều kiện tương đồng về tự nhiên, địa hình và khí hậu của Khánh Sơn so với Tây Nguyên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai thực hiện đề tài với việc lựa chọn công nghệ tưới nước tiết kiệm và bón phân qua nước trong thâm canh cây cà phê (của Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên) ứng dụng cho nông dân trồng cà phê tại Khánh Sơn. Đề tài sẽ xây dựng mô hình ứng dụng giúp nông dân nắm rõ hơn về kỹ thuật thâm canh cà phê sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, cải tiến phù hợp với quy trình kỹ thuật sẽ giúp nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh, nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sản lượng cà phê, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp tại Khánh Sơn.
Có thể bạn quan tâm

Đề tài “Xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên cây dưa hấu tại Quảng Nam” do Trung tâm KN-KN Quảng Nam thực hiện sau 3 vụ trồng/2 năm tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước (Phú Ninh) đã “ăn đứt” dưa hấu trồng truyền thống.

Nhằm tháo gỡ tình trạng giá khoai lang luôn bấp bênh và quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Trường ĐH Cần Thơ vừa phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ khoai lang”.

Vào thời điểm này, nông dân đang bắt tay vào cải tạo đất để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngành chức năng cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa - tôm cho nông dân. Theo lịch thời vụ, nông dân sẽ xuống giống lúa dứt điểm vào cuối tháng 9/2013.

Đây là mô hình sản xuất mới không chỉ giúp cho sản phẩm sạch sẽ, an toàn và có giá trị dinh dưỡng, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm nghề.

Mưa dầm làm cho trà lúa hè thu đang đến kỳ thu hoạch bị gãy đổ trên diện rộng. Nước ngập, lúa không thể thu hoạch bằng cơ giới mà phải thu hoạch thủ công. Các khoản chi phí không ngừng leo thang trong khi hạt lúa làm ra kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.