Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp tưới tiết kiệm nước
Toàn huyện Khánh Sơn có hơn 530 ha cà phê, trong đó 320 ha trong giai đoạn kinh doanh, 128 ha trong giai đoạn kiến thiết và 88 ha trồng mới. Từ điều kiện tương đồng về tự nhiên, địa hình và khí hậu của Khánh Sơn so với Tây Nguyên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai thực hiện đề tài với việc lựa chọn công nghệ tưới nước tiết kiệm và bón phân qua nước trong thâm canh cây cà phê (của Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên) ứng dụng cho nông dân trồng cà phê tại Khánh Sơn. Đề tài sẽ xây dựng mô hình ứng dụng giúp nông dân nắm rõ hơn về kỹ thuật thâm canh cà phê sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, cải tiến phù hợp với quy trình kỹ thuật sẽ giúp nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh, nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sản lượng cà phê, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp tại Khánh Sơn.
Có thể bạn quan tâm
-7063107.jpg)
Trận lũ lụt nghiêm trọng và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giá gạo trên thế giới nhất là chính phủ Thái gần đây tăng giá tối thiểu thu mua gạo để giúp nông dân. Tại Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phân nửa sản lượng gạo trên cả nước

Hiện nay, do người dân không có tiền đầu tư, nên sản lượng bị thiếu hụt nghiêm trọng, đẩy giá cá tra tăng mạnh, từ chỗ giá cá tra loại một từ 800 – 900 g/con ở mức 22.000 đồng/kg (tháng 4), những ngày đầu tháng 5 đã tăng thêm 2.000 đồng, lên 24.000 đồng/kg.

Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”

Chỉ sau vụ lúa đông xuân 2011 – 2012, dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa” đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tỉnh Sóc Trăng.

Sau khi sáp nhập, Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phù hợp với từng loại vật nuôi theo chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.