Ứng Dụng Phụ Phế Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Thịt

Chi cục Thú y tỉnh An Giang phối hợp UBND xã Hội An (Chợ Mới) tổng kết kế hoạch “Xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp phù hợp trong chế biến phụ, phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt tại huyện Chợ Mới”.
Để thực hiện mô hình, Chi cục Thú y tổ chức hội thảo tại xã Mỹ An, đồng thời triển khai hình thức, điều kiện để tham gia mô hình và phương pháp hoạt động của mô hình cho 50 cán bộ và nông dân tham dự; tổ chức tập huấn tại xã An Thạnh Trung hướng dẫn kỹ thuật chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt, kỹ thuật trồng cỏ VA06 và quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho bò thịt.
Ngoài ra, chọn 6 hộ dân đủ điều kiện để ứng dụng mô hình; tổ chức cho 9 hộ chăn nuôi tham quan mô hình trồng và thiết kế đồng cỏ, mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái sinh sản tại Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn ở Bến Cát (Bình Dương).
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng chuồng trại, lắp đặt máy cắt thân cây thức ăn, nguyên liệu ủ chua bắp, giống cỏ; hỗ trợ tài liệu tập huấn, tư vấn kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi...
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

Trạm Bảo vệ thực vật Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã thực hiện mô hình “Phòng trừ sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái” tại HTX bưởi da xanh Sông Xoài. Khi sử dụng biện pháp bao trái 30 - 45 ngày sau đậu trái thì hạn chế được những đối tượng gây hại, đồng thời làm tăng số trái loại 1 và loại 2, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Theo ghi nhận tại xã chuyên canh Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), sầu riêng đang vào vụ có giá giảm mạnh gần 40% so với mùa sầu riêng năm vừa qua. Nếu giá sầu riêng vào đầu vụ khá cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) thì hiện nay giá thương lái thu mua chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với loại I và khoảng 25.000 - 30.000 đồng đối với loại II.

Dự án thành công sẽ góp phần tạo việc làm và ổn định đời sống cho trên 10.000 lao động địa phương.

Thông tin trong thời đại hiện nay không thể nói là khan hiếm và khó cập nhật. Nhưng sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản đều có tính thời vụ nhiều nên việc cập nhập không kịp thời khiến người sản xuất không nắm được tín hiệu của thị trường để chủ động điều tiết. Doanh nghiệp được trông đợi là người chắp mối giữa thị trường và sản xuất.