Tập Trung Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân

Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014.
Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.
Cơ cấu giống chủ lực gồm: ML202, ML4-2, ML48, ML49, ML216. Giống bổ sung: Hoa ưu 109, AS996, OM4900, ML68, ML4, ĐV108, PY1, PY2 và các giống lúa chất lượng đã qua sản xuất thử có triển vọng như OM6976, ĐT34, PC6, TBR36, TBR45, AN26, AN14. Khuyến khích sử dụng các giống lúa lai đã được khảo nghiệm cho kết quả tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng địa phương; đồng thời mở rộng diện tích lúa sạ hàng, sạ thưa hợp lý với lượng giống từ 100 đến 120kg/ha.
Trong năm 2013, tổng diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh ước khoảng 138.300ha, tăng 1,8% so với năm 2012. Trong đó, diện tích lúa đạt 57.836ha, tăng 1,2%, năng suất bình quân cả năm đạt khoảng 62,8 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha so năm 2012; diện tích bắp 6.290ha, năng suất đạt 36,1 tạ/ha; diện tích sắn 21.083ha, năng suất 191 tạ/ha; diện tích mía 24.353ha, năng suất 62,35 tấn/ha… Toàn tỉnh có 3.999ha cây cao su, trong đó diện tích khai thác 1.800ha, năng suất đạt 1tấn mủ/ha; 1.627ha cà phê, trong đó có 1.595ha cho thu hoạch, năng suất hơn 14,4 tạ/ha; 664ha hồ tiêu, trong đó diện tích cho thu hoạch 473ha, năng suất 27 tạ/ha…
Sở NN-PTNT nhận định, năm 2013, toàn tỉnh đã xây dựng mô hình “cánh đồng lúa mẫu lớn” với diện tích 481ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa thuần từ 15 đến 30%. “Cánh đồng mía mẫu lớn” với 40ha áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, bước đầu đã đạt kết quả tốt, tạo niềm tin cho nhân dân. Vì vậy Sở NN-PTNT yêu cầu, thời gian đến các địa phương chú trọng nhân rộng sản xuất đại trà cánh đồng mẫu mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.

Trước thực trạng trên, huyện Nga Sơn đã xây dựng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Thời gian thực hiện chưa nhiều, song hiệu quả của đề án bước đầu đã được khẳng định.

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...

Kinh nghiệm này được nông dân Lý Việt Bắc rút ra sau 3 năm “tăng hu” gầy nuôi được 4 con bò sữa. Anh Bắc cho biết gia đình anh có 6 miệng ăn (cha mẹ già, hai vợ chồng anh và hai đứa con) nhưng chỉ có 2 công vườn trồng chanh. Mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn trái, nhưng giá cả bấp bênh, chưa bao giờ bán được tới 8.000 đồng/kg. Vợ anh làm công nhân xí nghiệp, còn anh cũng phải đi làm mướn kiếm thêm nhưng cũng không dư dả gì.