Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.
Tham gia hội thảo có đại diện các trường cao đẳng, đại học và các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sỹ Cao Hùng Phi, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, với 2,4 triệu ha đất phù sa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hàng năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp một lượng lớn về lúa gạo (90%), thủy sản (60%), rau quả (70%) phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cho cả nước nên việc phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các trường đại học ở các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu lên những giải pháp về các vấn đề cấp thiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như đào tạo và nghiên cứu khoa học về công nghệ thực phẩm; giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị cho một số nông-thủy sản chủ lực bằng công nghệ hóa siêu âm; thiết bị xử lý sau thu hoạch...
Thông qua Hội thảo sẽ giúp các ngành, các cấp trong các tỉnh, thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận các nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, tìm ra hướng đi mới trong việc sản xuất sạch, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản bằng những giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác có hiệu quả, xứng với tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế-xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 22/5 trên địa bàn tỉnh có gần 33 ha tôm nuôi bị chết; trong đó chuyên tôm sú gần 14 ha ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà và tôm chân trắng 19 ha ở huyện Phong Điền, Phú Lộc.