Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.
Tham gia hội thảo có đại diện các trường cao đẳng, đại học và các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sỹ Cao Hùng Phi, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, với 2,4 triệu ha đất phù sa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hàng năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp một lượng lớn về lúa gạo (90%), thủy sản (60%), rau quả (70%) phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cho cả nước nên việc phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các trường đại học ở các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu lên những giải pháp về các vấn đề cấp thiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như đào tạo và nghiên cứu khoa học về công nghệ thực phẩm; giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị cho một số nông-thủy sản chủ lực bằng công nghệ hóa siêu âm; thiết bị xử lý sau thu hoạch...
Thông qua Hội thảo sẽ giúp các ngành, các cấp trong các tỉnh, thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận các nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, tìm ra hướng đi mới trong việc sản xuất sạch, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản bằng những giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác có hiệu quả, xứng với tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế-xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

Qua xét nghiệm, có 136/481 mẫu tôm nhiễm MBV, 2 mẫu tôm nhiễm đốm trắng, 4 mẫu tôm nhiễm đầu vàng, số còn lại không nhiễm bệnh. Đối với 11 mẫu nước, không có mẫu nhiễm khuẩn. Các trạm kiểm dịch động vật cũng đã kiểm tra, kiểm dịch 593,05 triệu con tôm post.

Ngày 5/6/2014, Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Vĩnh Long kết hợp UBND xã Tân Long (Mang Thít) tổ chức hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất lúa số 1.

Là địa phương có lợi thế phát triển về chăn nuôi, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh, huyện Chợ Mới đã được chọn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2012-2015.