Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Lấy Nước Biển Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương" thuộc danh mục được phê duyệt theo Quyết định số 2074/QĐ-UBND, ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Ngày 07 tháng 10 năm 2014, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh tổ chức đánh giá, nghiệm thu Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương", do ông Lương Thanh Hải, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Chủ tịch Hội đồng chủ trì, tham dự có PGS.TS. Lương Văn Thanh, Viện trưởng - Viện Kỹ thuật Biển, thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; ThS. Lương Văn Khanh, Chủ nhiệm đề tài, cùng thành viên Hội đồng theo Quyết định số 117/QĐ-SKHCN ngày 17/9/2014 của Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang; đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, phòng Kinh tế huyện Kiên Lương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang và các đơn vị có liên quan.
Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu và xác định các vị trí lấy nước phục vụ vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương; đề xuất các giải pháp xây dựng đường ống lấy nước và phương pháp vận hành hệ thống.
Kết quả nghiên cứu, nội dung báo cáo đầy đủ so với thuyết minh đề cương, đạt được mục tiêu đề ra của đề tài; số liệu báo cáo đầy đủ, được thu thập từ hiện trường và qua nhiều tài liệu nghiên cứu chính thống khác nên có độ tin cậy cao; đã xác định được vị trí phù hợp để bố trí hệ thống ống lấy nước biển và trạm bơm dự kiến tại Tiểu vùng 3, xã Dương Hòa; lựa chọn khu nuôi, phục vụ cho tính toán và giải pháp xây dựng; theo báo cáo nhóm nghiên cứu đưa ra 03 phương án (PA) bố trí hệ thống công trình, với những ưu, nhược điểm của từng PA đã được phân tích rõ; trong 03 PA bố trí công trình xét về địa hình, địa mạo và chế độ thủy triều của vùng nghiên cứu, theo báo cáo chọn PA 3 là phù hợp.
Khi đề tài này được thực hiện, sẽ giải quyết tình hình cấp bách về chất lượng nước, tìm ra giải pháp thay thế nguồn nước phục vụ cho nuôi tôm; đồng thời ứng dụng đề tài vào thực tiễn sẽ từng bước giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương phát triển ổn định và bền vững; thu hút được các nhà đầu tư vào địa phương, phát triển theo hướng công nghiệp và hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế biển của tỉnh cho những năm tiếp theo; về môi trường, đề tài có nhiều đóng góp tích cực trong việc hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường, hạn chế việc phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao, đào kênh dẫn nước nuôi tôm; đảm bảo chất lượng nguồn nước nuôi tôm sẽ hạn chế dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường nước; về KH&CN, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về kinh tế – xã hội, môi trường, thủy lợi, cấp nước, nuôi trồng thủy sản tại địa phương, đặc biệt là diễn biến chất lượng môi trường nước biển ven bờ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản có liên quan.
Xét về khả năng ứng dụng, đề tài sẽ nhân rộng kết quả nghiên cứu giải quyết được vấn đề cấp thiết hiện nay đó là nguồn nước sạch cho nuôi trồng thủy sản với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; hoàn toàn có khả năng áp dụng; bên cạnh đó đề tài có tính khả thi cao về mặt hiệu quả đầu tư, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, có thể được áp dụng cho nhiều vùng nuôi tôm tại các địa phương khác trong tỉnh có cùng đặc điểm tự nhiên như huyện Kiên Lương.
Kết thúc cuộc họp, ông Lương Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng kết luận đề tài thực hiện đầy đủ, bám sát được mục tiêu, nội dung nghiên cứu và khối lượng công việc theo đề cương được duyệt; thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá kết quả Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương" đạt yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang vào vụ thu hoạch rộ tôm trứng, với diện tích trên 450ha tập trung ở các xã: Phú Thành A, Phú Thành B, thị trấn Tràm Chim. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên giá tôm càng xanh giảm so với cùng kì năm 2013. Song song đó, nước lũ năm nay thấp dẫn đến sản lượng tôm không đạt, chi phí đầu vào tăng, khiến bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vịt là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, đồng thời thời gian nuôi ngắn, các hộ dân xoay vòng vốn nhanh, tận dụng thức ăn tự nhiên với tỷ lệ cao.

Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.

Giá các loại thịt vai, ba rọi cốt lếch, chân giò, sườn già của công ty Vissan, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn và Liên Hiệp HTX Thương mại TP HCM – Saigon Co.op cũng giảm 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg; hệ thống siêu thị BigC áp dụng giảm giá thêm đối với 2 mặt hàng là thịt đùi và thịt ba rọi heo 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg.

Trong những năm gần đây mô hình ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn, đây là mô hình có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Mô hình này tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.