Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi

Những mô hình hiệu quả
Chúng tôi đến thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang) gặp những người dân nuôi dê thâm canh chăn thả tại các triền đồi. Ông Phạm Dũng (một trong 20 hộ nuôi dê theo dự án) phấn khởi cho biết: Tham gia dự án nuôi dê, huyện hỗ trợ 8 con giống ban đầu, đến nay tổng lượng đàn dê của gia đình tôi lên đến 40 con.
Huyện Hòa Vang có 20 hộ dân thuộc các xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Bắc thực hiện chăn nuôi dê theo dự án. “Dự án nuôi dê thâm canh đã hướng dẫn người dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc khi dê sinh sản và dê bệnh. Trong tương lai sẽ mở rộng mô hình nuôi cung ứng dê thịt và dê giống cho thị trường”, ông Dũng cho biết.
Đến xã Hòa Khương, chúng tôi thăm trang trại nuôi thỏ của anh Lê Vinh tại thôn 5. Vừa lau dọn chuồng trại, anh Vinh cho biết, đây là mô hình đầu tư không lớn nhưng cho hiệu quả. Thỏ sinh sản nhanh, dễ nuôi, mức độ bệnh tật không lớn nên nhiều hộ đang muốn học tập và nhân rộng. Chỉ cần nắm được kỹ thuật xây dựng chuồng trại, chăm sóc thỏ… sẽ thực hiện thành công. Ban đầu, UBND huyện hỗ trợ mỗi hộ 50 con thỏ giống (40 con cái và 10 con đực), đến nay đàn thỏ của anh có 300 con.
Cần nhân rộng
Thời gian qua, Sở KH&CN phối hợp với huyện Hòa Vang triển khai nhiều đề tài, dự án, qua đó, du nhập nhiều loại giống vật nuôi như dê thâm canh, thỏ New Zealand, heo rừng, gà Ai Cập, ếch Thái Lan, bồ câu Pháp, bò lai Sind… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, tại các xã miền núi, mô hình chăn nuôi dê thâm canh và thỏ trắng New Zealand đang được người nông dân quan tâm vì hiệu quả kinh tế cao, phù hợp điều kiện chăn nuôi ở địa phương.
Theo ông Đặng Ngọc Sơn, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hòa Vang, các dự án đã triển khai đem lại thành công cho các hộ nông dân tham gia.
Thông qua dự án, các hộ dân và cán bộ kỹ thuật địa phương đã nắm vững hơn các quy trình công nghệ, từ đó, ứng dụng hiệu quả vào chăn nuôi. Từ lúc triển khai các dự án, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với UBND các xã khảo sát, chọn các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi, có lao động và diện tích đất trồng cỏ để triển khai mô hình.
Sau khi xét chọn các hộ, dự án hỗ trợ thức ăn chăn nuôi ban đầu, tập huấn kỹ thuật, kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng định kỳ… cho các đàn dê, thỏ. Hiện, các hộ dân cũng đã thành lập Câu lạc bộ chăn nuôi thỏ để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể nói, các dự án, mô hình KH&CN ở Hòa Vang đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của thành phố. Vì vậy, UBND huyện Hòa Vang cần phối hợp với các ngành liên quan để nhân rộng các mô hình trên, qua đó, giúp nông dân phát triển kinh tế nông hộ, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Để đáp ứng nhu cầu chuyển giao kỹ thuật, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phong trào nuôi thuỷ sản nước ngọt cho người nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2013 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tiến hành khảo sát chọn điểm xây dựng mô hình trình diễn tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô 700m2.

Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.

Nhắc đến bưởi da xanh, nhiều người chỉ nghĩ đến các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những miệt vườn với nhiều loại trái cây nổi tiếng. Tuy nhiên, trong vòng 7, 8 năm trở lại đây, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cây bưởi da xanh đã bén rễ tại vùng đất Phước Bình, xã Sông Xoài.