Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi

Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi
Ngày đăng: 26/08/2015

Những mô hình hiệu quả

Chúng tôi đến thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang) gặp những người dân nuôi dê thâm canh chăn thả tại các triền đồi. Ông Phạm Dũng (một trong 20 hộ nuôi dê theo dự án) phấn khởi cho biết: Tham gia dự án nuôi dê, huyện hỗ trợ 8 con giống ban đầu, đến nay tổng lượng đàn dê của gia đình tôi lên đến 40 con.

Huyện Hòa Vang có 20 hộ dân thuộc các xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Bắc thực hiện chăn nuôi dê theo dự án. “Dự án nuôi dê thâm canh đã hướng dẫn người dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc khi dê sinh sản và dê bệnh. Trong tương lai sẽ mở rộng mô hình nuôi cung ứng dê thịt và dê giống cho thị trường”, ông Dũng cho biết.

Đến xã Hòa Khương, chúng tôi thăm trang trại nuôi thỏ của anh Lê Vinh tại thôn 5. Vừa lau dọn chuồng trại, anh Vinh cho biết, đây là mô hình đầu tư không lớn nhưng cho hiệu quả. Thỏ sinh sản nhanh, dễ nuôi, mức độ bệnh tật không lớn nên nhiều hộ đang muốn học tập và nhân rộng. Chỉ cần nắm được kỹ thuật xây dựng chuồng trại, chăm sóc thỏ… sẽ thực hiện thành công. Ban đầu, UBND huyện hỗ trợ mỗi hộ 50 con thỏ giống (40 con cái và 10 con đực), đến nay đàn thỏ của anh có 300 con.

Cần nhân rộng

Thời gian qua, Sở KH&CN phối hợp với huyện Hòa Vang triển khai nhiều đề tài, dự án, qua đó, du nhập nhiều loại giống vật nuôi như dê thâm canh, thỏ New Zealand, heo rừng, gà Ai Cập, ếch Thái Lan, bồ câu Pháp, bò lai Sind… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, tại các xã miền núi, mô hình chăn nuôi dê thâm canh và thỏ trắng New Zealand đang được người nông dân quan tâm vì hiệu quả kinh tế cao, phù hợp điều kiện chăn nuôi ở địa phương.

Theo ông Đặng Ngọc Sơn, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hòa Vang, các dự án đã triển khai đem lại thành công cho các hộ nông dân tham gia.

Thông qua dự án, các hộ dân và cán bộ kỹ thuật địa phương đã nắm vững hơn các quy trình công nghệ, từ đó, ứng dụng hiệu quả vào chăn nuôi. Từ lúc triển khai các dự án, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với UBND các xã khảo sát, chọn các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi, có lao động và diện tích đất trồng cỏ để triển khai mô hình.

Sau khi xét chọn các hộ, dự án hỗ trợ thức ăn chăn nuôi ban đầu, tập huấn kỹ thuật, kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng định kỳ… cho các đàn dê, thỏ. Hiện, các hộ dân cũng đã thành lập Câu lạc bộ chăn nuôi thỏ để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Có thể nói, các dự án, mô hình KH&CN ở Hòa Vang đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của thành phố. Vì vậy, UBND huyện Hòa Vang cần phối hợp với các ngành liên quan để nhân rộng các mô hình trên, qua đó, giúp nông dân phát triển kinh tế nông hộ, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cỏ Nhung Tăng Trở Lại Giá Cỏ Nhung Tăng Trở Lại

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.

22/10/2014
Hỗ Trợ Phát Triển Nhãn Hiệu Nông Sản Hỗ Trợ Phát Triển Nhãn Hiệu Nông Sản

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.

22/10/2014
Nông Dân Huyện Lai Vung Trồng Huệ Thu Nhập Kinh Tế Cao Nông Dân Huyện Lai Vung Trồng Huệ Thu Nhập Kinh Tế Cao

Mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân 4 xã: Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới của huyện Lai Vung đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập kinh tế cao, trong đó huệ trắng là loại cây màu đang được nông dân trồng luân phiên trên chân ruộng với diện tích trên 200ha.

22/10/2014
Trên 220ha Lúa Ở Xã Gáo Giồng Đã Được Liên Kết Bao Tiêu Sản Phẩm Trên 220ha Lúa Ở Xã Gáo Giồng Đã Được Liên Kết Bao Tiêu Sản Phẩm

Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.

22/10/2014
Ban Hành Tiêu Chí Cánh Đồng Mẫu Lớn Ban Hành Tiêu Chí Cánh Đồng Mẫu Lớn

Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...

22/10/2014