Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi

Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi
Ngày đăng: 26/08/2015

Những mô hình hiệu quả

Chúng tôi đến thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang) gặp những người dân nuôi dê thâm canh chăn thả tại các triền đồi. Ông Phạm Dũng (một trong 20 hộ nuôi dê theo dự án) phấn khởi cho biết: Tham gia dự án nuôi dê, huyện hỗ trợ 8 con giống ban đầu, đến nay tổng lượng đàn dê của gia đình tôi lên đến 40 con.

Huyện Hòa Vang có 20 hộ dân thuộc các xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Bắc thực hiện chăn nuôi dê theo dự án. “Dự án nuôi dê thâm canh đã hướng dẫn người dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc khi dê sinh sản và dê bệnh. Trong tương lai sẽ mở rộng mô hình nuôi cung ứng dê thịt và dê giống cho thị trường”, ông Dũng cho biết.

Đến xã Hòa Khương, chúng tôi thăm trang trại nuôi thỏ của anh Lê Vinh tại thôn 5. Vừa lau dọn chuồng trại, anh Vinh cho biết, đây là mô hình đầu tư không lớn nhưng cho hiệu quả. Thỏ sinh sản nhanh, dễ nuôi, mức độ bệnh tật không lớn nên nhiều hộ đang muốn học tập và nhân rộng. Chỉ cần nắm được kỹ thuật xây dựng chuồng trại, chăm sóc thỏ… sẽ thực hiện thành công. Ban đầu, UBND huyện hỗ trợ mỗi hộ 50 con thỏ giống (40 con cái và 10 con đực), đến nay đàn thỏ của anh có 300 con.

Cần nhân rộng

Thời gian qua, Sở KH&CN phối hợp với huyện Hòa Vang triển khai nhiều đề tài, dự án, qua đó, du nhập nhiều loại giống vật nuôi như dê thâm canh, thỏ New Zealand, heo rừng, gà Ai Cập, ếch Thái Lan, bồ câu Pháp, bò lai Sind… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, tại các xã miền núi, mô hình chăn nuôi dê thâm canh và thỏ trắng New Zealand đang được người nông dân quan tâm vì hiệu quả kinh tế cao, phù hợp điều kiện chăn nuôi ở địa phương.

Theo ông Đặng Ngọc Sơn, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hòa Vang, các dự án đã triển khai đem lại thành công cho các hộ nông dân tham gia.

Thông qua dự án, các hộ dân và cán bộ kỹ thuật địa phương đã nắm vững hơn các quy trình công nghệ, từ đó, ứng dụng hiệu quả vào chăn nuôi. Từ lúc triển khai các dự án, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với UBND các xã khảo sát, chọn các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi, có lao động và diện tích đất trồng cỏ để triển khai mô hình.

Sau khi xét chọn các hộ, dự án hỗ trợ thức ăn chăn nuôi ban đầu, tập huấn kỹ thuật, kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng định kỳ… cho các đàn dê, thỏ. Hiện, các hộ dân cũng đã thành lập Câu lạc bộ chăn nuôi thỏ để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Có thể nói, các dự án, mô hình KH&CN ở Hòa Vang đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của thành phố. Vì vậy, UBND huyện Hòa Vang cần phối hợp với các ngành liên quan để nhân rộng các mô hình trên, qua đó, giúp nông dân phát triển kinh tế nông hộ, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương.


Có thể bạn quan tâm

 Nỗi buồn ở vựa lúa Nỗi buồn ở vựa lúa

Nghe nhiều cán bộ khuyến nông cơ sở ở Điện Bàn gọi điện nói vụ hè thu 2015 hàng loạt cánh đồng lúa của thị xã này bị tụt giảm sản lượng nên chiều Chủ nhật vừa rồi Tư tôi ra tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Bởi, tại hầu hết địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nhà nông đang rất phấn khởi vì lúa được mùa.

14/09/2015
Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý

Hôm qua 7.9, tại huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất lúa khảo nghiệm thuộc đề tài “Xác định liều lượng phân bón hợp lý cho các chân đất lúa chính ở Quảng Nam”.

14/09/2015
Đội mưa tới hội chợ ăn rau củ sạch không cần rửa Đội mưa tới hội chợ ăn rau củ sạch không cần rửa

Cơn mưa chiều 12.9 vẫn không làm giảm đi sức hút của phiên chợ đặc biệt lần đầu tiên tại TP.HCM - “Chợ phiên hàng Việt và nông sản sạch" với sản phẩm nổi bật là những loại rau củ sạch có thể ăn thử ngay tại chỗ.

14/09/2015
Bẫy chuột liên hoàn của ông lão bị liệt 2 chân Bẫy chuột liên hoàn của ông lão bị liệt 2 chân

Sinh ra đã mang trong mình trọng bệnh, bị liệt cả 2 chân, phải ngồi trên xe lăn, nhưng ông Lê Đức Hiền (ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã làm được những việc mà nhiều người bình thường cũng khó làm được, đó là nghiên cứu ra hàng chục sáng chế khác nhau.

14/09/2015
Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bộ NNPTNT phải phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

14/09/2015