Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống cam sành

Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên Tạ Thị Thu cho biết, sau khi nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống cam sạch bệnh của Viện Bảo vệ thực vật trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm đã ứng dụng nhiều biện pháp sản xuất giống hiệu quả nhằm đưa giống cam sạch bệnh trồng đại trà trên đất Hàm Yên.
Việc tuyển chọn cây đầu dòng hoàn thành, Trung tâm gửi mẫu vi ghép đỉnh sinh trưởng về Viện Bảo vệ thực vật để mẫu ghép được làm sạch bệnh trong phòng thí nghiệm ở môi trường MS. Sau khi tạo được cây ghép, cán bộ trung tâm sẽ chăm sóc trong nhà lưới tại vườn ươm nhân giống cam sạch bệnh của trung tâm để chống côn trùng, sau đó cây sẽ được khai thác mắt ghép và nhân giống để cung cấp cho người dân.
Cán bộ của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên chăm sóc cây cam tại vườn ươm.
Trung tâm cũng đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên... thực nghiệm trồng nhiều giống cam mới để bổ sung thêm cơ cấu giống trồng cam dải vụ như mô hình thử nghiệm cam giống mới theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 2 ha tại xã Yên Lâm;
Dự án trồng thử nghiệm cam giống mới như cam Valenxia, cam Vinh và cam sành nhằm tiếp tục lựa chọn bổ sung cơ cấu giống cam trên địa bàn tỉnh, đồng thời nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho bà con nông dân.
Tiếp tục thực hiện mô hình trồng thử nghiệm các giống cam mới, đầu năm 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tiếp tục phối hợp với Trung tâm trồng thử nghiệm mô hình cam BH32 tại 4 xã là Yên Lâm, Yên Phú, Phù Lưu và Tân Thành với diện tích 2 ha.
Đất chu kỳ II là loại đất đã từng trồng cam trước đó, trước đây việc trồng lại cam trên loại đất này thường gặp rất nhiều khó khăn, cam thường phát triển kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân tại nhiều địa phương của huyện đã có thể trồng cam trên đất chu kỳ II.
Trung tâm cũng đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai nghiên cứu và thử nghiệm việc trồng cam sành không hạt, cam mật không hạt, kết hợp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ II tại một số xã.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Viện Nông hóa thổ nhưỡng Hà Nội nghiên cứu ảnh hưởng của phân ka ly đến năng suất, chất lượng cam sành với 4 ha tại xã Bằng Cốc; xây dựng 2 mô hình sản xuất cam VietGAP với diện tích 10 ha tại các xã Yên Phú, Tân Thành.
Để kịp thời cung ứng đầy đủ giống cam sạch bệnh cho người dân, hàng năm Trung tâm Cây ăn quả huyện đã thực hiện mở rộng diện tích nhà lưới nâng quy mô nhà lưới sản xuất giống của Trung tâm cây ăn quả trung bình đạt khoảng 10.000 cây giống cam sành sạch bệnh phục vụ công tác trồng mới.
Để đáp ứng mục tiêu đặt ra của Đề án phát triển vùng sản xuất Cam sành giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh đã phê duyệt đầu tư dự án xây dựng công trình nhà lưới sản xuất giống cây cam sành tại huyện Hàm Yên.
Nhà lưới mới hiện nay đã được xây dựng tại xã Tân Thành (Hàm Yên) trên diện tích 1.000m2, trong đó 1 nhà lưới diện tích 200m2 trồng cây khai thác mắt ghép; 4 nhà lưới diện tích 800m2 để sản xuất cây giống; hàng năm sản xuất 20.000 cây cam giống sạch bệnh cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong lúc đang đánh bắt cá ở trên biển, tàu cá NA 90390 TS do anh Nguyễn Minh Vương, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm thuyền trưởng đã phát hiện con cá mặt trăng quý hiếm hơn 5 tạ sa vào lưới.

Sản lượng khai thác cá ngừ 7 tháng đầu năm 2014 của Khánh Hòa đạt trên 4.100 tấn, tăng gần 48%, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu lại giảm 57% so với cùng kỳ năm 2013.

Sáng 29-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Sự kiện này nhằm chia sẻ với cộng đồng các nhà tài trợ, các bộ ngành liên quan các định hướng chính sách ưu tiên phát triển của từng tiểu ngành.

Tại cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang, nơi thu mua hải sản của ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, những ngày qua, giá cá dưa gang chỉ còn 8.000 đồng/kg theo dạng mua xô. Đối với loại cá đạt hơn nửa kg mỗi con, giá bán ở mức 21.000 đồng/kg.

Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.