Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Tăng Chất Lượng Đàn Bò

Tỉnh đặt mục tiêu tăng đàn bò từ quy mô gần 73.000 con (trong đó tỷ lệ sind hóa từ mức 31,12% tổng đàn hiện nay), lên quy mô 81.500 con (tỷ lệ sind hóa đạt 35 - 40% tổng đàn) vào năm 2015, đảm bảo cung ứng lượng thịt chất lượng tốt cho thị trường đồng thời đảm bảo được hiệu quả chăn nuôi bò.
Trước mắt, tỉnh tiếp tục ứng dụng vào thực tế chăn nuôi đề tài khoa học "Nghiên cứu, ứng dụng các công thức lai và khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống bò lai theo hướng kiêm dụng và chuyên thịt tại Tiền Giang", qua đó, sử dụng tinh bò giống Zebu và tinh giống bò chuyên thịt Limousin để gieo tinh nhân tạo cho 3.500 con bò cái địa phương. Từ đó, tạo được gần 3.000 bê lai F1.
Đề tài khoa học này đã cho kết quả khả quan, với trọng lượng bò lai F1 ở lứa tuổi sơ sinh đều cao hơn bò địa phương, tỷ lệ thịt xẻ của bò lai F1 đạt 58,28% trong khi đó ở bò địa phương chỉ đạt mức 49,71%.
Ngoài ra, từ đề tài trên, tỉnh xác định được 4 loại khẩu phần ăn cho bò lai F1 và bò hướng thịt từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi, giúp người chăn nuôi bò thịt có thể giảm đáng kể chi phí và tăng thu nhập từ chăn nuôi bò.
Cùng với ứng dụng khoa học công nghệ để cải thiện chất lượng đàn bò thịt, bò giống, tỉnh Tiền Giang cũng quy hoạch các vùng chăn nuôi bò tập trung tại các huyện Châu Thành, Gò Công Tây, Chợ Gạo... Tại các địa phương này, ngoài việc tăng nhanh đàn bò lai còn khuyến khích nhân rộng mô hình kinh tế trang trại, trồng cỏ và nguyên liệu chăn nuôi bò.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện 1.791 cuộc tuyên truyền xây dựng NTM trong cán bộ hội; tuyên truyền ra hội viên, nông dân được 11.418 cuộc, với trên 276.976 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng phát động trong hội viên đăng ký trở thành NDSXKDG, năm 2014 có gần 86.000 hội viên trong tỉnh đăng ký tham gia.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.

Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 3-7-2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.

Chiều 19.8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất khảo nghiệm 4 giống lúa mới, gồm SV181, SV46, SV47, SVX7 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc.