Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao

Thương lái thu mua hồng tại vườn với giá từ 6.500 đến 7.000 đồng/kg
Với giá bán này, 1ha hồng cho nhà vườn thu về từ 20 - 25 triệu đồng.
Đây là nguồn thu khá lớn mặc dù loại cây này tại xã Đạ Sar chỉ trồng xen lẫn với vườn cà phê. Chị Lơ Mu Ka Hiếu (42 tuổi), ngụ thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương tươi cười, cho biết, năm nay, 80 gốc hồng của gia đình chị cho thu về 13 triệu đồng.
Bên cạnh gia đình Ka Hiếu là nhà ông Lơ Mu Ha Bất (67 tuổi) với gần 1ha hồng trồng xen lẫn với cà phê.
Ông Bất cho biết, thương lái đã tới trả hơn 28 triệu nhưng ông chưa bán bởi năm nay vườn hồng của gia đình ông cho quả nhiều, phải đúng 30 triệu đồng ông mới bán vụ hồng này.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.