Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Khí Biogas An Toàn Tại Miền Núi An Giang

Ứng Dụng Khí Biogas An Toàn Tại Miền Núi An Giang
Ngày đăng: 02/03/2012

Chương trình ứng dụng được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện, đã giúp giảm được chi phí sinh hoạt và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa bàn vùng núi Tịnh Biên đặc biệt khó khăn không có mạng lưới điện quốc gia.

22 mô hình ứng dụng khí biogas sinh học tận dụng xử lý chất thải từ chăn nuôi gia súc, tạo khí biogas, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư, nhất là việc chăn nuôi gia súc của các hộ dân tộc Khmer tại đây. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng để xây một mô hình bao gồm bể 1 chứa phân chuồng thông qua bể 2 phân giải chất thải dẫn đến bể 3 xả khí nối ống vào hệ thống tạo nhiệt đun nấu và điện thắp sáng sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Ông Trương Thành Lợi, nằm trong Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học, cho biết gia đình ông đã lắp đặt 2 bóng đèn và sử dụng 1 bếp gas, trong tháng đầu sử dụng khí biogas này gia đình ông tiết kiệm hơn 600.000 đồng tiền khí đốt đun nấu và có điện sử dụng cho gia đình.

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh An Giang, chương trình khí biogas sinh học chỉ ứng dụng cho những vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn không có điện hoặc cách xa mạng lưới điện không có khả năng hạ thế, nhằm cung cấp ánh sáng và khắc phục ô nhiễm môi trường.

Thực tế hiện nay vùng nông thôn tỉnh An Giang đời sống nhân dân còn khó khăn, vì vậy tỉnh đang vận động, khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn khu vực nông thôn huyện An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên áp dụng nhằm tận thu phế thải để tái tạo gas, điện làm khí đốt và thắp sáng./.


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Chi Hàng Tỷ USD Để... Nhập Khẩu Ngô Việt Nam Chi Hàng Tỷ USD Để... Nhập Khẩu Ngô

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

07/07/2014
Tìm “Đất” Cho Cây Ngô Tìm “Đất” Cho Cây Ngô

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

08/07/2014
Vị Xuyên Tạo Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Vị Xuyên Tạo Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...

08/07/2014
Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

08/07/2014
“GAP Cơ Bản” Giải Pháp Khả Thi Trong Sản Xuất Nông Sản An Toàn “GAP Cơ Bản” Giải Pháp Khả Thi Trong Sản Xuất Nông Sản An Toàn

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.

09/07/2014