Ứng Dụng Khí Biogas An Toàn Tại Miền Núi An Giang

Chương trình ứng dụng được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện, đã giúp giảm được chi phí sinh hoạt và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa bàn vùng núi Tịnh Biên đặc biệt khó khăn không có mạng lưới điện quốc gia.
22 mô hình ứng dụng khí biogas sinh học tận dụng xử lý chất thải từ chăn nuôi gia súc, tạo khí biogas, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư, nhất là việc chăn nuôi gia súc của các hộ dân tộc Khmer tại đây. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng để xây một mô hình bao gồm bể 1 chứa phân chuồng thông qua bể 2 phân giải chất thải dẫn đến bể 3 xả khí nối ống vào hệ thống tạo nhiệt đun nấu và điện thắp sáng sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Ông Trương Thành Lợi, nằm trong Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học, cho biết gia đình ông đã lắp đặt 2 bóng đèn và sử dụng 1 bếp gas, trong tháng đầu sử dụng khí biogas này gia đình ông tiết kiệm hơn 600.000 đồng tiền khí đốt đun nấu và có điện sử dụng cho gia đình.
Theo ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh An Giang, chương trình khí biogas sinh học chỉ ứng dụng cho những vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn không có điện hoặc cách xa mạng lưới điện không có khả năng hạ thế, nhằm cung cấp ánh sáng và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Thực tế hiện nay vùng nông thôn tỉnh An Giang đời sống nhân dân còn khó khăn, vì vậy tỉnh đang vận động, khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn khu vực nông thôn huyện An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên áp dụng nhằm tận thu phế thải để tái tạo gas, điện làm khí đốt và thắp sáng./.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/10, tại TP.HCM, hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 27 – 30/10) đã khai mạc với sự tham dự của 250 đại biểu đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới.

Chiều 27/10, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông cùng đoàn công tác của tỉnh gồm nhiều cán bộ trong ngành thủy sản vừa kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Okinawa với những kết quả vô cùng phấn khởi.

Theo đó, KRC sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy nguồn viện trợ thông qua hình thức vốn để đầu tư cho tỉnh Đồng Tháp xây dựng cánh đồng liên kết với quy mô dự kiến là 20.000 ha, nhằm sản xuất lúa gạo, trong đó bao gồm cả vấn đề chỉnh trang đồng ruộng, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.

Như vậy, nếu so với cách đây 1 tháng, giá heo hơi ở ĐNB đã giảm 4.000-5.000 đ/kg. Còn ở ĐBSCL, giá heo hơi cũng đã từ mức 51.000-53.000 đ/kg hồi cuối tháng 9 giảm xuống còn 49.000-51.000 đ/kg ở thời điểm này. Như vậy, đã lâu lắm rồi, giá heo hơi loại tốt ở ĐNB mới lại xuống ở mức còn 50.000-51.000 đ/kg.

Cty Cà phê Đăk Uy hiện quản lý 365 ha cà phê và 92 ha cao su diện tích vườn cây ở xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất granit nghèo dinh dưỡng nhưng khí hậu rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, cao su.